quang cao chua co khach dat
Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


10 Kĩ Năng Bạn Nên Có Trong CV Để Được Gọi Phỏng Vấn Nhiều Hơn

Thảo luận trong 'VIỆC LÀM ĐÀ LẠT - NGƯỜI TÌM VIỆC' bắt đầu bởi vietcv, 8/5/18.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. vietcv

    vietcv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    7/5/18
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển cho một công việc Marketing nhưng mà chưa có nhiều kinh nghiệm lắm trong lĩnh vực này, thì phương án tốt nhất đó là xem thật kĩ những tin tuyển dụng có liên quan đến vị trí này, xem càng nhiều càng tốt.

    Đó là những gì mà tớ đã làm khi còn là sinh viên, và khi quan sát các tin tuyển dụng ở vị trí Marketing, tớ thấy rằng có một vài kĩ năng thường xuyên xuất hiện đi xuất hiện lại, ở hầu hết tin tuyển dụng nào cũng có.

    Kể cả những công việc không mấy liên quan đến nhau nhưng cũng thường cần những kĩ năng khá giống nhau. Ví dụ cả người làm marketing và người làm web developers thì đều cần có kĩ năng phân tích dữ liệu. Hay người làm Web designers hay người làm Content/Blogger thì đều cần biết sử dụng WordPress. Hoặc ví dụ khác là bạn chăm sóc khách hàng và bạn web developers thì đều cần kĩ năng giải quyết vấn đề.

    Bạn đã thấy sự liên quan ở đây chưa?

    Những kĩ năng như kiểu ‘teamwork’, ‘problem-solving skills’ hay thậm chí cụ thể hơn như ‘Google Ads’ thường xuyên xuất hiện đi xuất hiện lại trong các công việc khác nhau, đặc biệt là các công việc Marketing. Tin vui là có thể bạn chưa có đủ kinh nghiệm ở lĩnh vực đó, nhưng bù lại bạn đã có sẵn một núi kĩ năng mà bạn học được qua các công việc part-time hay qua các môn học ở trường rồi đó. Quan trọng là bạn có biết cách làm nổi bật kĩ năng đó và đưa kĩ năng đó vào CV như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà thôi.

    Once you know which in-demand skills you already have, you can figure out what to learn next to prepare yourself for the job market. I looked at tons of job listings and found these 12 most in-demand skills that you probably already have.

    Một khi bạn đã biết rõ ngành nghề này cần kĩ năng gì, bạn có thể lên được một lộ trình cho bản thân cần phải học gì để chuẩn bị sẵn sàng cho việc vào làm tại ngành nghề đó sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình làm việc và tư vấn hướng nghiệp cho các bạn trẻ, mình đã được tiếp xúc với hàng trăm, hàng nghìn loại kĩ năng khác nhau và mình rút ra được đây là 12 kĩ năng đang được nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất, có khi bạn đã có cả 12 kĩ năng đó rồi đấy.

    1. Kĩ năng làm việc nhóm

    Không quan trọng bạn đang ứng tuyển cho vị trí nào, đa số các công việc bây giờ đều cần bạn là một người biết làm việc nhóm. Không những phải biết làm việc nhóm, mà còn phải giỏi xử lý công việc trong nhóm ví dụ như giao việc cho mọi người, giải quyết xung đột khi gặp phải chẳng hạn.

    Bạn đang lo lắng vì mình không có kinh nghiệm trong lĩnh vực Marketing mà vẫn muốn ứng tuyển vào đây? Hãy đưa kĩ năng làm việc nhóm vào – vì đó là một kĩ năng cực kì quan trọng trong ngành này. Bạn đã có kinh nghiệm làm việc nhóm chưa ư? Hãy nhớ đến những lần làm bài tập cùng bạn bè, những công việc part-time hay các hoạt động tình nguyện của bạn.

    2. Problem-Solving Skills (Kĩ năng giải quyết vấn đề)

    Người làm việc với khách hàng cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Người phát triển web cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Một thanh niên design đẹp cũng cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Người làm marketing lại càng cần kĩ năng giải quyết vấn đề. Không quan trọng công việc nào bạn đang ứng tuyển, kĩ năng giải quyết vấn đề kiểu gì cũng là một kĩ năng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong công việc đs.

    Kĩ năng giải quyết vấn đề nghe chung chung quá nhỉ? Tuỳ thuộc vào từng công việc mà kĩ năng này chia nhỏ thành những công việc khác nhau. Ví dụ người làm Marketing phải giải quyết vấn đề làm thế nào để quảng cáo hiệu quả hơn. Người làm Customer Service phải giải quyết vấn đề làm thế nào để khách hàng hài lòng hơn với dịch vụ.

    Mỗi ngày bạn đều đang giải quyết một đống vấn đề xung quanh mà. Vì vậy khi ứng tuyển vào một công việc hay được gọi đi phỏng vấn, đừng ngần ngại chia sẻ với nhà tuyển dụng những vấn đề mà bạn gặp phải và cách bạn giải quyết như thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé.

    Tham khảo thêm: https://vietcv.io/


    3. Planning and Organizational Skills (Sắp xếp và lập kế hoạch)

    Rất nhiều công việc đòi hỏi kĩ năng sắp xếp và có tổ chức. Đặc biệt là những công việc như chạy sự kiện, quản lý dự án thì càng đỏi hỏi kĩ năng này nhiều, với kĩ năng này bạn phải luôn đảm bảo mọi thứ diễn ra theo tuần tự, không bị lộn xộn lung tung.

    Đặc biệt là các công việc marketing rất đòi hỏi cao kĩ năng lập kế hoạch. Một chiến dịch Marketing chuẩn mực phải có mục tiêu rõ ràng, đối tượng hướng đến cụ thể và phương án làm việc cụ thể cho từng thành viên trong team.

    Nếu bạn đi phỏng vấn và được hỏi về kĩ năng này, hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng về một dự án phức tạp, nhiều bước mà bạn đã từng làm để nhà tuyển dụng thấy được kĩ năng của bạn nhé.

    4. Data Analysis (Phân tích dữ liệu)

    Không phải cứ làm IT hay tính toán thì mới cần phân tích dữ liệu nhé. Ngay cả người làm Marketing hay Customer Service cũng cần phân tích dữ liệu khách hàng cũng như các dữ liệu quảng cáo để đánh giá hiệu quả công việc và độ hài lòng của khách hàng.

    Nếu bạn là một người giỏi làm việc với các con số, thì chắc hẳn bạn là người rất khá về kĩ năng này. Tuy nhiên kể cả khi bạn không giỏi về số má lắm nhưng vẫn có kĩ năng tổng hợp vấn đề, thì bạn vẫn là một người có kĩ năng phân tích tốt.

    Nếu nhà tuyển dụng hỏi về kĩ năng này của bạn, hãy kể về một lần bạn sử dụng kĩ năng này để tăng lượt view trên blog cá nhân của bạn, hay bạn đã phân tích tình hình ra sao để tăng lượng follower cho Instagram của bạn chẳng hạn.

    5. Kĩ năng viết báo cáo

    Viết báo cáo ở đây là báo cáo nghiêm túc về kết quả làm việc, về nội dung dự án chứ không phải báo cáo chung chung như bạn làm báo cáo thực tập ở trường đâu nhé. Kĩ năng viết báo cáo đòi hỏi bạn phải biết thu thập và tổng hợp thông tin, từ đó dùng ngôn từ dễ hiểu và dễ đọc nhất để viết thành một bản tóm tắt hoàn chỉnh, khiến ai đọc cũng hiểu.

    Mục đích của báo cáo là gì: để giúp mọi người nắm bắt được công việc của mỗi người và của đồng nghiệp cũng như tiết kiệm thời gian cho mọi người khi kiểm tra công việc.

    6. Adaptability (Kĩ năng thích nghi)

    Từ khi tốt nghiệp cho đến lúc bạn có một công việc ổn định, chắc bạn còn phải đổi việc và đổi ngành nghề nhiều lần. Vì vậy bạn cần có kĩ năng thích nghi tốt với môi trường làm việc khác nhau và các công việc khác nhau, từ đó giúp bạn dễ dàng bắt đầu với công việc mới hơn.

    Nếu đi phỏng vấn bị hỏi về câu này, hãy kể cho nhà tuyển dụng nghe về một lần bạn đã ‘vượt qua thử thách’ và hoà nhập với một cộng đồng mới như thế nào.

    7. Research Skills (Kĩ năng nghiên cứu)

    Bạn đang dùng Google mỗi ngày đúng không? Nhưng bạn có chắc là mình biết tuốt về cách dùng Google sao cho đúng và tìm kiếm được những thông tin cần thiết không?

    Kĩ năng tìm kiếm thông tin là một trong những kĩ năng rất cần thiết trong đa số mọi công việc, đặc biệt là công việc đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường như Marketing chẳng hạn. Ngoài ra kĩ năng tìm kiếm thông tin còn giúp bạn tìm được nhiều thông tin hơn về vị trí ứng tuyển và công ty bạn định ứng tuyển để biết nhiều hơn về công ty đó và sẵn sàng đi phỏng vấn đó.

    8. Project Management Skills (Kĩ năng quản lý dự án)

    Rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải làm leader hoặc quản lý một dự án nho nhỏ. Nếu mà ở trường bạn được làm leader của nhóm học hay đi làm tình nguyện viện được làm trưởng nhóm rồi, thì ít nhiều bạn cũng đã có chút kinh nghiệm về vấn đề này.

    Kĩ năng quản lý dự án bao gồm rất nhiều kĩ năng nhỏ hơn bên trong nó, ví dụ như là: kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng làm nhiều việc một lúc, kĩ năng giao tiếp và kĩ năng thương thuyết chẳng hạn.

    Để chứng tỏ mình giỏi những kĩ năng này, tốt nhất bạn nên học dần những phần mềm giao việc thông dụng như Trello, Slack, Google Drive hay Wunderlist chẳng hạn.

    9. Emotional Intelligence

    Emotional Intelligence hay dịch ra tiếng Việt nôm na là trí tuệ cảm xúc – là kĩ năng kiểm soát được cảm xúc của bản thân để có thể làm việc tốt với người khác. Người kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, cụ thể là cơn tức giận của mình thì sẽ dễ dàng làm việc tốt với người khác hơn.

    Trong trí tuệ cảm xúc có bao gồm một số những cái khác như self-awareness (tự hiểu về bản thân), motivation (động lực làm việc), sự cảm thông với người xung quanh và những hiểu biết chung về xã hội.

    Kĩ năng quản trị cảm xúc rất quan trọng nếu bạn nào đang ứng tuyển vào những công việc phải tiếp xúc nhiều với mọi người như là Customer Service hoặc là Sales chẳng hạn.

    10. Kĩ năng chỉnh sửa ảnh

    Các cô gái, hãy thừa nhận là bạn rất giỏi chỉnh sửa ảnh trên smartphone đúng không nào? Nào là Instagram rồi VSCO và hàng trăm hàng tỉ các app chỉnh ảnh khác, cô gái nào cũng như một chuyên gia vậy.

    Vậy tại sao không dành thêm chút thời gian học Photoshop nhỉ? Chỉ cần bạn biết một xíu về Photoshop thôi, bạn sẽ trở thành một ứng viên đầy giá trị với nhà tuyển dụng rồi đó. Đặc biệt là các bạn là marketing hay quảng cáo mà biết chút về kĩ năng này thì quá là tuyệt vời.

    Trên đây là một số kĩ năng do mình tổng hợp thường xuyên xuất hiện trong các tin tuyển dụng, khi viết CV các bạn nên đọc thật kĩ tin tuyển dụng xem họ đòi hỏi gì ở đó và ghi những kĩ năng phù hợp vào nhé.

    Theo 8morning
     


Chia sẻ trang này