quang cao chua co khach dat
Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


Bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì

Thảo luận trong 'TUYỂN SINH- GIA SƯ- DA LAT' bắt đầu bởi trinhoanh, 19/12/17.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. trinhoanh

    trinhoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    3/11/17
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Theo giảng viên lớp Cao đẳng Dược (cao đẳng Dược Sài Gòn tuyển sinh)cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến chứng táo bón chủ yếu là chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý.
    1. Bị táo bón nên ăn gì a.
    Phải uống đủ nước mỗi ngày
    – Đa phần những người bị táo bón là do không uống đủ nước trong ngày. Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Bình thường trong thành phần của phân chứa khoảng 75-78% nước. Nếu tỷ lệ nước trong phân giảm xuống còn 50% đã làm khối phân khó di chuyển theo ruột già, còn nếu tỷ lệ nước trong phân xuống còn 20% thì khối phân hoàn toàn bị tắc. Khuyến cáo lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây…) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…).

    [​IMG]
    – Mỗi sáng khi thức dạy ta nên uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau. Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn. b. Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ
    – Chữa táo bón bằng cách ăn một số loại rau xanh: rau lang, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau má… rất tốt cho hệ tiêu hóa, đi vệ sinh được dễ dàng hơn.
    – Một số loại hoa quả giúp kích thích tiêu hóa như táo, lê, mận, đào, đu đủ, chuối, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức… Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân
    – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện. Cám gạo cũng rất tốt cho những người bị táo bón, 1 – 2 thìa cà phê/bữa, cho lẫn vào cơm, cháo hoặc pha với nước sôi.
    – Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.
    2. Bị táo bón nên kiêng ăn gì
    – Không nên ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…), không ăn đồ cay nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay.
    – Một Điều dưỡng viên từng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn đưa ra lời khuyên, không nên ăn các loại thức ăn chiên như gà chiên và cá chiên… cực kỳ nhiều chất béo, rất không tốt cho động mạch, hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, các món ăn nhanh thường đơn giản không mang tính đa dạng thực phẩm, thiếu chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
    – Hạn chế uống rượu bia, cà phê, nước chè,hút thuốc.
    3. Cách chữa táo bón tận gốc từ thảo dược thiên nhiên
    Để chữa bệnh táo bón tận gốc thì chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị táo bón sao cho hiệu quả nhất:
    Dấu hiệu nhận biết bạn bị táo bón
    – Quá 3 ngày mà không thể đi tiêu, hoặc đi tiêu dưới 3 lần trên/tuần là hiện tượng của bệnh táo bón
    – Có từng cơn đau quặn bụng. Phân rắn thành cục, màu đen, mật độ cứng có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng.
    – Đi đại tiện khó khăn, mỗi lần đại tiện phải rặn mạnh, phải vận dụng nhiều cơ thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài.
    – Cảm giác đi không hết phân, vướng, tắc vùng hậu môn. – Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như nhức đầu, đánh trống ngực, thay đổi tính nết (hay cáu gắt…). Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón
    Theo quan điểm của Y học hiện đại
    – Do chế độ ăn uống thiếu khoa học, uống ít nước, ăn thiếu chất xơ, thói quen đại tiện không tốt hoặc do hội chứng kích ứng ruột (IBS, rối loạn ruột già).
    – Do sử dụng thuốc điều trị các bệnh trầm cảm, thuốc dạ dày hoặc các bệnh nhân bị bệnh về xương khớp, tim mạch, đái tháo đường… cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón hơn người bình thường. Các trường hợp quá lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng như forlax, duphalac cũng gây ra táo bón
    – Những người ít vận động, lười vận động hoặc người cao tuổi, chức năng của các cơ quan bộ phận kém cũng là những đối tượng hay mắc phải tình trạng táo bón kéo dài.
    Theo quan điểm của Đông Y
    – Trường vị táo nhiệt: Những người dương thịnh hoặc uống nhiều rượu, ăn nhiều chất cay nóng gây tích nhiệt trường vị, hoặc bệnh nhân nhiệt lâu ngày tổn thương tân dịch.
    – Khí trệ: Lo nghĩ, buồn phiền, nằm lâu, ít vận động, làm cho khí huyết kém lưu thông gây ứ trệ sinh táo bón.
    – Khí huyết hư: Do tổn thương lao lực: sau khi mắc bệnh, sau sinh, người cao tuổi, khí hư thì chức năng truyền đạo của đại trường giảm sút, huyết hư tân dịch kém không tư nhuận đại trường gây táo bón.
    – Dương suy:Những bệnh nhân suy nhược nặng, người cao tuổi, chân dương suy kém, hàn tà ngưng kết gây táo bón.
    Các bạn cũng có thể xem thêm cách điều trị táo bón từ các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Sài gòn (Tuyển sinh cao đẳng Y Dược ở sài gòn)
     


Chia sẻ trang này