quang cao chua co khach dat

Cao tốc Dầu Giây Liên Khương : “Đôi cánh” chắp thêm cho du lịch Đà Lạt

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi Dang Tin, 9/5/19.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. Dang Tin

    Dang Tin Thành viên cấp 3

    Tham gia ngày:
    12/8/10
    Bài viết:
    4,653
    Đã được thích:
    99
    Đà Lạt những năm gần đây luôn là điểm đến được rất nhiều người ưa chuộng. Gần như mỗi dịp lễ, tết cũng như vào những đợt nóng cao điểm trong năm, du khách lại kéo nhau về Đà Lạt, vừa để thưởng ngoạn, vừa để vui chơi, vừa để tránh nóng. Vì thế, sự ra đời của cao tốc Dầu Giây Liên Khương chắc chắn sẽ giúp những chuyến di chuyển của du khách trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn, góp phần đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của du lịch Đà Lạt.

    Tổng quan về dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương

    Với nguồn vốn 65.000 tỷ đồng, cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ được chính thức khởi công vào năm 2019, với tổng chiều dài lên đến hơn 200km. Bộ Giao thông vận tải thống nhất sẽ triển khai dự án thành 3 giai đoạn đầu tư và xây dựng chính: Dầu Giây – Tân Phú; Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương.

    Được manh nha từ khá lâu, đến nay cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mới chính thức được đưa vào dự án giao thông nằm trong quy hoạch phát triển chung của mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020. Tổng chiều dài 200km của cao tốc sẽ được bắt đầu tại nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai và kết thúc tại chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

    [​IMG]Ảnh minh hoạ.

    Hai hình thức huy động vốn chủ yếu cho dự án là BOT và nguồn vốn đền từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản. Nguồn vốn này bao gồm luôn cả chi phí giải tỏa mặt bằng trên 2 địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng.

    Theo đó, giai đoạn 1 của dự án có chiều dài 60km, được xây dựng đi qua địa bàn 4 huyện bao gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán và Tân Phú. Tổng diện tích đất được sử dụng trong giai đoạn này là 460ha cùng với nguồn vốn gần 7000 tỷ đồng theo hình thức lựa chọn BOT.

    Ở giai đoạn 2, dự án sẽ tiếp tục từ Tân Phú đến Bảo Lộc với chiều dài là 66km, đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Tổng chi phí đầu tư trong giai đoạn này lên đến 17.000 tỷ đồng và có nguồn gốc từ hình thức vay vốn Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản theo hướng chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải.

    Trong giai đoạn 3 – giai đoạn kết thúc chuỗi cao tốc, dự án sẽ tiếp tục tại Bảo Lộc và kết thúc ở Liên Khương. Tổng chiều dài giai đoạn cao tốc này là 73km với số tiền đầu tư nằm ở mức 13.000 tỷ đồng, trong đó 3.000 tỷ đồng đến từ ngân sách nhà nước.

    [​IMG]Cao tốc Đà Lạt - Liên Khương hiện nay.

    Theo thông tin từ Bộ giao thông vận tải, giai đoạn 1 của dự án sẽ được ưu tiên khởi công vào năm 2019 và dự kiến chính thức đưa vào hoạt động vào năm 2021. Nguyên nhân nằm ở việc, đây là tuyến đường trọng điểm kết nối giao thông 3 khu vực: Vũng Tàu, Đồng Nai và TP. HCM. Đồng thời hiện nay, các hoạt động quy hoạch, giải tỏa các khu vực có liên quan cũng đã được trù tính và lên kế hoạch rõ ràng.

    Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng, một mặt giúp giảm tải đi gánh nặng của Quốc lộ 20, một mặt giúp kết nối hoàn chỉnh, đồng bộ với mạng lưới cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

    Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương: “Đôi cánh” chắp thêm cho du lịch Đà Lạt

    Dự kiến sau khi hoàn thành, hệ thống cao tốc toàn tuyến sẽ có 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế vào khoảng 100km/h. Theo đó, dự kiến thời gian di chuyển từ TP.HCM lên Bảo Lộc chỉ còn khoảng 2 giờ và ngược lại, từ Đà Lạt xuống Bảo Lộc cũng chỉ mất 1 giờ, vị chi tổng thời gian di chuyển đã giảm phân nửa so với trước kia.

    [​IMG]Ảnh minh hoạ.

    Tuyến cao tốc ra đời không chỉ là động lực thúc đẩy, kết nối sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Tây Nguyên mà còn đóng vai trò lớn trong việc kết nối giao thông vùng, tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch của địa phương, thúc đẩy tam giác du lịch Nha Trang – Đà Lạt – TP.HCM phát triển. Ngoài ra, giao thông của các tỉnh Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên cũng được lưu thông thuận tiện hơn.

    Với sự ra đời của cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, dự đoán du lịch Đà Lạt sẽ có bước chuyển mình đáng kể hơn nữa. Thời gian di chuyển giảm đi rất nhiều giúp cho du khách sẽ thường xuyên lui đến, đường đi thông thoáng , tiện lợi cũng giúp cho chuyến đi được an toàn hơn.

    Trong những năm qua, du lịch Đà Lạt luôn là điểm nóng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Chính vì thế, sự ra đời của dự án cao tốc này chẳng khác chi đôi cánh chắp thêm, giúp du lịch của thành phố này ngày càng phát triển rực rỡ hơn nữa.

    Tương lai, khi dự án được chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động, có lẽ Đà Lạt cần chuẩn bị thật chu đáo, nâng cao hơn nữa các dịch vụ du lịch để đón về lượng khách được dự đoán sẽ có sự tăng lên “đột biến”.

    Theo: Báo Thanh Niên
     


Chia sẻ trang này