Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


Lâm Đồng Chóe rượu cần từ buôn ra phố

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi Hoang.Nam, 17/1/11.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. Hoang.Nam

    Hoang.Nam Thành viên

    Tham gia ngày:
    7/1/11
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Trên dải đất Tây Nguyên, rượu cần như một nét văn hóa ăn sâu vào mỗi nếp nhà, mỗi lễ hội, mỗi tên làng, tên buôn. Rượu cần thay tấm lòng để con người gửi đến nhau cái nồng nàn, chân thật, yêu quý, đắm say. Bao năm rồi, rượu ngon vẫn nồng trong các buôn sâu huyện Lạc Dương, để rồi chóe rượu cần ra phố trong niềm mong chờ của người làm ra nó thông qua hội ngành nghề về sản xuất rượu cần đầu tiên ra đời...

    [​IMG]
    Rượu cần Langbiang- món quà đậm đà nét văn hóa buôn làng.

    Rượu của làng buôn

    Dưới chân núi Langbian huyền thoại, hai ngôi làng Đăng Ka Nách và Jiêng Tuốt nằm bình yên, hiền hòa và như thấm trong mình dòng chảy nguồn cội giữa địa phận xã Lát, huyện Lạc Dương. Bà Cil Glẹ chậm rãi ủ mẻ gạo ruộng vừa nấu tới, bà chuẩn bị chóe rượu này cho tết cổ truyền. Những ngày lễ mừng vụ mùa, lễ mừng thọ cho cha mẹ, lễ cưới cho con, ngày tết cổ truyền có bao giờ thiếu được chất men rượu cần nồng say, nghiêng ngả, lễ và rượu cần gợi cho bà niềm tự hào về Đăng Ka Nách.

    Cùng thời với Cil Glẹ, nhiều cụ bà khác năm nay đã bước qua không biết bao mùa lên rẫy như Kra Jăn Dí, Da Guot Ẹ... đã coi chóe rượu cần là một phần cuộc sống của đời người phụ nữ nép trong ngôi làng. Biết ủ rượu từ khi còn là thiếu nữ, các bà ủ rượu cho cha, cho chú, cho anh, cho chồng rồi truyền cả cách làm rượu ngon cho con. Cái cách chọn gạo ruộng, nấu thành cơm, ủ cơm với men, đợi qua một ngày một đêm để cho vào chóe rồi chờ qua mấy chục ngày sau, được nếm vị nước cốt ngọt dịu đầu tiên gắn với các bà tựa như hơi thở. Ủ rượu phải bằng cả tấm lòng mới chọn ra gạo ngon, men tốt, phải biết canh chừng cả sự lạnh hay nóng của tiết trời biết cách ủ ấm cho chóe rượu. Nhà Cil Glẹ giờ còn sáu cái chóe cổ, bà yêu thương ai, người đó sẽ được bà mời nhấm nháp rượu bà làm. Bao năm ủ rượu, điều bà sợ nhất là khi chân tay yếu đi, chẳng biết ai sẽ làm ra rượu ngon ưng ý cho khách quý. Bởi thế, những đứa trẻ như Kra Jãn Ni- con gái của bà bạn Kra Jăn Dí mới ngoài hai mươi đã biết ủ rượu là bà ưng lắm, nó hỏi gì các bà cũng bày tận tay.

    Phía bên kia xa xa xã Lát là các rẫy bắp trĩu quả trải khắp thôn K’long - K’lanh, thuộc xã Đạ Chais. Trồng bắp để có lượng thực, bắp còn là thứ để những người phụ nữ ủ rượu cho

    gia đình. Rượu gạo thường ngọt nồng, còn rượu ủ từ bắp lại ngọt lịm hơn, Kon Sa Ka Luyên sau nhiều năm ủ rượu đã thấm thía vị ngọt đó. Cánh nam giới như Cil Ha Ba dù thuộc nằm lòng công thức, chỉ cần hít hà là biết rượu ngon nhưng không thể nào ủ được rượu. Bởi thế, cái tinh tường, nhẫn nại, tỉ mẩn của người phụ nữ trong gia đình, dòng tộc mới tạo ra rượu ngon. Nhờ bàn tay tận tụy của người phụ nữ âm thầm chắt chiu, chóe rượu sưởi ấm lòng người giữa đồi núi giá lạnh. Rượu cần là văn hóa tinh thần, gửi trong đó tình cảm trân trọng của người làng.

    Rượu về phố thị

    Người làng chẳng nhớ chính xác từ bao giờ Đăng Ka Nách, Jiêng Tuốt là điểm đến thân quen của những ai nặng lòng với rượu cần. Cil Glẹ bình thản rít thuốc, nhả khói mời khách ngồi để nói về cuộc đời bà và những chóe rượu. Trong không gian đó, trước thần thái đó, giọng nói đó, những câu chuyện của bà như mê hoặc người nghe. Chóe rượu nhà bà được khách chờ đón để có thể đem ra phố, mời bạn bè vị đậm đà chất núi, men rừng. Không quảng cáo, không bảng hiệu, những chóe rượu như hồn làng mời bước chân khách về thưởng thức.

    Từ chục năm nay, cũng dưới chân núi Langbian, những nhóm sinh hoạt văn hóa công chiêng ra đời, rượu cần có cả những không gian mới để hiện diện. Bên bếp lửa tí tách, điệu xoang, chóe rượu... làm nên một phần của bản sắc văn hóa buôn làng. Sinh hoạt cồng chiêng, có rượu cần nhâm nhi với xâu thịt nướng làm đậm đà hương vị núi rừng. Du khách Phan Linh đến từ TPHCM, mỗi năm lên Đà Lạt đều rẽ về phía Langbian để lùng cho bằng được vài chóe rượu ngon xuôi về phố. Rượu cần là quà miền núi về với miền xuôi, dù nơi anh ở, bao thứ rượu Tây, Tàu không thiếu. Những món quà ấy được đưa về phố thị bởi tình yêu của khách thập phương khi đến Langbian. Bình thản bao năm trong nhịp sống buôn làng, ân cần với từng chóe rượu cần, những ngày cuối năm 2010, bà con được mời tham gia vào Hội Ngành nghề sản xuất rượu cần Langbian. Đích thân những cán bộ trên tỉnh và huyện không quản ngại ngày đêm, đến tận mỗi mái nhà nói những câu chuyện văn hóa, về lợi ích tham gia vào hội để cùng nhau xây dựng tên rượu cần Langbian được nhiều người ở nhiều nơi biết đến, để việc làm rượu ngon hơn, để bà con có thể có thêm thu nhập từ chính bí quyết làm rượu của mình.

    Ủ rượu như một thói quen. Nay, những người phụ nữ như Kon Sa Ka Bin, Gil Ka Khia…mới nhận ra giá trị lớn của những chóe rượu. Từ năm giờ sáng, họ từ Đạ Chais về thị trấn Lạc Dương tham gia lễ ra mắt hội ngành nghề đầu tiên về sản xuất rượu cần trên địa bàn tỉnh. Bốn mươi thành viên tiên phong gia nhập có hẳn một trụ sở là nơi giao dịch ngay tại thị trấn, hội có con dấu riêng. Vào hội, bà con chia sẻ công thức làm rượu ngon cùng nhau. Bà Păng Ting Pút( thôn 2, thị trấn Lạc Dương) đăm chiêu khi đi sinh hoạt, theo dõi thông tin, bà nhận ra rằng bẹ chuối đậy trên chóe rượu đôi khi làm cho chóe rượu nhà bị trồi vỏ trấu lên, không bắt mắt. Làm rượu cần ngon còn phải chú ý đến bề ngoài của chum chóe, đảm bảo vệ sinh chóe rượu, phải thuận tiện cho người thưởng thức. Nhóm sinh viên trẻ tuổi của Trường Đại học Đà Lạt cũng đã về với đồng bào, mày mò nghiên cứu lên men rượu bằng cách thức tự nhiên từ lá cây như ông bà thuở xưa, hướng về cách làm rượu nguyên thủy... Ông Nguyễn Quốc Kỳ- Phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương đã gắn bó với huyện hàng mấy chục năm nay, ông đau đáu với thương hiệu rượu cần của vùng đất mà bà con sống. Có thương hiệu là có thị trường, có thị trường thì cuộc sống bà con sẽ khởi sắc.


    Tên gọi Langbian đã gắn với một chuyện tình bi tráng. Từ chuyện tình đó, những sự việc, con người, sự vật gắn với Langbian về sau như được bao trùm cả một đặc trưng núi rừng huyền ảo. Từ ngày có hội ngành nghề rượu cần với tên gọi Langbian ra đời, những chóe rượu cần như nồng đượm bởi ý nghĩ phải giữ gìn tên làng, chất rượu để đường về phố của những chóe rượu sẽ xa và rộng hơn, người làng sẽ làm nên những món quà đậm nét văn hóa trong thời đại mới.


    Hải Yến - Tuấn Hương
     
    Quan tâm nhiều


Chia sẻ trang này