Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


Đà Lạt Dị nhân” bỏ Hà thành vì mê chim

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi vcv2, 23/6/12.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. vcv2

    vcv2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    1/3/12
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Dị nhân” bỏ Hà thành vì mê chim

    GiadinhNet - Mê chim từ bé, lớn lên sau khi bôn ba nhiều nghề, cuối cùng anh lại quay về nuôi chim, làm giàu nhờ chim.
    Một góc trại chim của anh Giáp tại Lý Nhân, Hà Nam. Ảnh: A. Luych

    Hàng loạt phát minh kỳ thú đã giúp anh sở hữu những cái nhất trong giới chơi chim. Anh chính là người đầu tiên nhân giống thành công chim trĩ đỏ, một loài được liệt vào sách đỏ cần được bảo vệ.

    Biến thú chơi thành nơi “hốt bạc”

    Nhiều năm trở lại đây, giới nhà giàu đất Hà thành thường thỏa thú vui với cá cảnh, chó cảnh, chim khuyên, chào mào... và số tiền chi cho những thú vui này thì khó lòng đo đếm. Phần lớn họ sưu tầm và “xả bạc” mua bằng được thứ vật nuôi mà mình thích. Vì vậy, người mê chim, biến thú chơi này thành nơi “hốt bạc” như anh Trần Nhữ Giáp (Cầu Giấy, Hà Nội) có lẽ chỉ có một. Anh bật mí rằng, cái máu mê chim có từ thủa bé, trong khi đám bạn cùng trang lứa ưa chơi họa mi, khướu, chào mào, sáo yểng… thì anh lại gắn hồn mình với loài chim “khủng” đó là loài trĩ, công… Có lẽ vẻ đẹp vóc dáng, màu sắc toát ra từ bộ “áo” của loài chim này đã khiến anh ngẩn ngơ để rồi “sống chết” vì chim, chìm nổi cũng vì chim.

    Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế trên phạm vi toàn cầu đã lan tới doanh nghiệp nơi anh công tác. Chán cảnh chìm nổi với thương trường, anh quay đầu về nuôi chim, kiếm tiền từ chim. Rời Hà Nội phồn hoa, anh về Lý Nhân, Hà Nam mở trại nuôi công, trĩ và các loài chim quý hiếm khác. Việc đầu tiên anh làm là đi xin cấp giấy phép làm trang trại nuôi chim. “Máu”, tình yêu với chim thì đã sẵn nhưng để khởi đầu, rồi gắn bó với chúng, anh cũng phải vượt qua không ít thăng trầm, khó khăn. Rào cản đầu tiên mà anh phải vượt qua đó chính là xin giấy phép mở trại nuôi chim quý. Có lẽ cái gì chưa có tiền lệ thì đều gặp khó, việc mở trại nuôi chim trong sách đỏ là vấn đề quá mới tại vùng đất chiêm trũng Hà Nam. Vì vậy phải sau gần 2 năm lặn lội ngược xuôi làm thủ tục, đến tháng 6/2009, anh Giáp mới chính thức được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Nam cấp giấy phép cho làm trang trại nuôi sinh sản và bảo tồn chim Việt.
    Tới nay, khi các doanh nghiệp khác đang lao đao vì vốn, khốn đốn vì ế hàng thì anh Giáp đã có trong tay mình 3 trang trại nuôi chim lớn ở Hà Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Lượng đàn chim quý trong tay anh đã lên tới 7.000 con với gần 30 loại chim quí hiếm. Theo cách tính của anh, một con chim trĩ mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 80-100 quả trứng, với giá thành đến 40.000 đồng/quả thì sau mỗi lứa mỗi chú trĩ “tặng” anh ngót 4 triệu đồng. Ngoài ra, trĩ thịt khoảng 400.000/kg, nuôi khoảng 5 tháng là có thể xuất chuồng. Trĩ đẻ sau 4 năm lại chuyển làm chim cảnh. Chim trĩ, công 1 tuần tuổi xuất chuồng làm giống anh thu về đến 200.000 đồng/con. Trĩ con từ 6-8 tuần tuổi thì giá xuất chuồng sẽ là 1 triệu đồng/con. Với tổng đàn nêu trên, hàng năm anh thu về không dưới tiền tỷ.

    Để có những con chim quý, anh Giáp đã phải rời về Hà Nam
    để mở trại nuôi chim.

    Nhân giống thành công chim trong sách đỏ

    Ngoài việc cung ứng con giống, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, anh Giáp còn bao tiêu sản phẩm cho bà con. Hiện anh đang lên kế hoạch sản xuất đại trà để cung ứng chim trĩ thường cho các siêu thị, nhà hàng.
    Có thể nói đây là kỳ tích không tính được bằng tiền của anh Giáp đối với loài trĩ đỏ nói riêng và bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam nói chung. Trĩ đỏ là loài “khó tính”, khó sinh trưởng, thuộc loài hiếm nên càng trở thành đối tượng săn bắt, mua bán, giết thịt. Vì vậy trĩ đỏ đã hiếm lại càng hiếm và được liệt vào sách đỏ.

    Trĩ đỏ thường đẻ trứng vào tổ của những loài chim khác và không tự ấp nở. Cùng đó, do tập tính loài nên trĩ đỏ thường ăn luôn trứng sau khi đẻ ra trong vòng từ 3-5 phút. Vì vậy, để lấy được trứng trĩ đỏ cũng đã đủ gian nan chứ chưa nói đến việc ấp để nở thành trĩ con. Anh Giáp đã cho nhiều loài gia cầm khác nhau ấp trứng trĩ đỏ và nhận thấy cho gà ấp thì tỉ lệ đậu trứng cao nhất. Sau này, khi mày mò, đọc, sưu tầm đủ loại sách trong và ngoài nước về loài trĩ thì anh mới dám thử nghiệm cho ấp trứng trĩ bằng máy ấp. Hiện nay, tỉ lệ đậu trứng trĩ đỏ ấp bằng máy đã đạt tới 95%- đây quả là một kỳ tích đáng ghi nhận của “dị nhân” mê chim.

    Trước đây, để có trứng trĩ cho ấp nở thì anh và cộng sự phải thay phiên nhau “canh me” cả ngày, khi nào thấy trĩ đẻ là ngay lập tức thu trứng đề phòng bị trĩ mẹ ăn mất. Sau hơn 1 năm đeo bám, rình mò, anh phát hiện được tập tính đẻ trứng theo giờ của trĩ đỏ. Và để đỡ công canh giờ, nhặt trứng sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, anh đã can thiệp điều chỉnh chế độ ăn, cải tạo được tập tính hoang dã của loài này để loại bỏ thói quen ăn trứng của trĩ mẹ. Hiện trĩ mẹ đẻ xong tới 4 ngày anh mới phải đi nhặt trứng.
    Không chỉ nhân giống, thuần hóa thành công loài trĩ đỏ mà anh còn là người đầu tiên nhân giống, lai tạo thành công loài công ngũ sắc. Việc nhân giống thành công loài này theo anh cũng do “duyên số”. Khởi đầu anh chỉ có vỏn vẹn 18 chú công giống, trong số đó có một chú công màu sắc khác biệt. Đợt nhân giống tiếp theo thì trong 300 công con lại có một chú công “đặc dị”. Sau hơn 1 năm đọc đủ loại sách báo, cộng với nghiên cứu thực tiễn anh Giáp đã tìm ra quy luật để nhân giống loại công lạ này. Thành quả sau bao năm tâm huyết của anh là bộ sưu tập công ngũ sắc mà nhiều người tới tận nơi trả anh đến 40 triệu đồng/con nhưng anh vẫn chưa gật đầu chấp thuận. Ai cũng băn khoăn trước quyết định của anh nhưng anh cho biết do đàn còn hạn chế nên anh muốn để làm vốn. Theo thông tin anh cung cấp thì hiện trên toàn quốc chỉ có 16 con công ngũ sắc do chính anh nhân giống mà thôi.

    Anh Giáp bên đàn chim quý.

    Chìm nổi vì... chim

    Chỉ tay vào khối tài sản không nhỏ mà mình đang sở hữu, anh Giáp khẳng định không ít lần anh tưởng mọi thứ chỉ còn con số không. Năm 2009 có lẽ là năm đại hạn của anh và của cả đàn chim anh sở hữu. Một nửa trong tổng số cả đàn chim bỗng nhiên lăn đùng ra chết hàng loạt. Hàng trăm triệu đồng bỗng dưng tan thành mây khói không đau bằng việc chứng kiến những chú chim mà anh đổ công, dồn sức, vắt hết tâm huyết sinh lực giãy dụa chờ chết. Có lẽ, hình ảnh đó khó lòng phôi phai trong anh, nhưng cũng có thể vì đó mà anh càng quyết tâm hơn, đầu tư học hỏi để chờ ngày “phục thù”.

    Bắt tay làm lại từ đầu ắt khó khăn hơn lần khởi nghiệp, nhập khẩu chim giống vừa tốn tiền vừa phức tạp đủ bề. Sau đổ bể, nguồn tiền hạn hẹp, để có vốn tái đầu tư, anh chỉ còn nước huy động từ gia đình, bạn bè. Trước lòng nhiệt huyết, tình yêu nghề, anh đã nhanh chóng khôi phục và phát triển mạnh đàn chim hơn những gì đã mất.

    Trước những lợi ích mà đàn chim mang lại cho gia đình, đặc biệt, sau khi anh đã hoàn thiện được “quy trình” nuôi, nhân, chăm sóc, chạy chữa thành thạo, anh bắt đầu truyền nghề cho bà con trong vùng nhằm phát triển kinh tế địa phương. Nhiều hộ gia đình đã được động viên, đầu tư, cung cấp con giống, chuyển giao kỹ thuật, lo đầu ra. Cùng đó, anh cũng không ngần ngại hợp tác và chuyển giao kỹ thuật, cung cấp con giống cho nhiều cơ sở trên cả nước, trong việc nuôi và nhân giống chim quí.

    Tương lai gần, anh sẽ mở rộng mô hình trang trại hiện có. Phối giống, nhân thêm nhiều loại chim quí cung cấp cho giới đại gia chơi chim cảnh trong và ngoài nước; Tiếp tục đưa mô hình này đến nhiều nơi, giúp đỡ, chuyển giao kỹ thuật cho các Hội Thanh niên, Hội Nông dân trên nhiều tỉnh thành giúp họ làm giàu, phát triển kinh tế. Vừa qua, chính quyền xã Nhân Thịnh cùng UBND huyện Lý Nhân tổ chức cho Đoàn Thanh niên và Hội Nông dân của hàng chục xã khác trên toàn huyện đến tham quan học hỏi mô hình kinh tế này. Chính quyền địa phương hy vọng trong tương lai gần, nhiều mô hình kinh tế như gia đình anh Giáp sẽ “mọc” lên trên mảnh đất chiêm trũng. Góp phần xóa nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế địa phươn
     


Chia sẻ trang này