quang cao chua co khach dat

Đà Lạt Du lịch và nghệ thuật - một mô hình kết nối

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi chợtrờiđàlạt, 10/3/11.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. chợtrờiđàlạt

    chợtrờiđàlạt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/2/11
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    Kết nối sản phẩm du lịch với các hoạt động nghệ thuật là một phương thức hữu hiệu vừa tạo lập sân chơi cho người dân và du khách, thông qua đó khắc sâu hơn hình ảnh thương hiệu du lịch địa phương lên một bước mới.

    HÁT RONG QUA MIỀN HƯ ẢO

    Đó là tên của chương trình nghệ thuật đặc biệt tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, người đã để lại nhiều dấu ấn đối với công chúng yêu âm nhạc Việt Nam mà Bảo Lộc- Đà Lạt chính là một trong những miền đất góp phần tạo tác nên nhiều tác phẩm bất hủ của ông. Xuất phát từ dòng tâm niệm của Trịnh Công Sơn “Tôi chỉ là một tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”… Chương trình này sẽ là sự kết hợp chùm tác phẩm nổi tiếng của Trịnh Công Sơn với những không gian thơ mộng và tươi đẹp của Khu du lịch Đồi Mộng Mơ - nơi có rừng thông - hoa hồng - tượng Trịnh Công Sơn cộng với đèn nến và các nhạc cụ đặc trưng (piano-guitare-saxo-violon) để tạo nên một sự giao hòa giữa những người yêu nhạc Trịnh trong ngày giỗ thứ 10 của ông (1/4/2001-1/4/2011). Sân khấu được thiết kế gần gũi với người dự khán, trang trí hoa hồng ở xung quanh, Backdrop là ký họa chân dung nhạc sĩ với tiêu đề “Hát rong qua miền hư ảo”. Hai bên là pano bút tích của Trịnh Công Sơn, 18 bức phướn trang trí theo hình thức thư pháp với nội dung là những câu nhạc chọn lọc hay nhất của Trịnh Công Sơn, kèm theo chuỗi đèn ly bố trí theo cụm tượng trưng cho trên dưới 700 tác phẩm của Trịnh Công Sơn. Khán giả sẽ ngồi thưởng thức xung quanh sân khấu (kích cỡ sâu 3,6m, ngang 6m, cao 0,5m) với số lượng dự kiến 400 người cùng với rượu vang. Ngoài phút tưởng niệm với nến, hoa hồng trước tượng Trịnh Công Sơn, chương trình sẽ kết cấu với 4 phần chính: “Đất trời một cuộc rong chơi- yêu một cõi đời đã mất- những giấc mơ đời hư ảo- nhân hậu một thiền sư” gồm các tổ khúc quy tụ gần 20 ca khúc Trịnh Công Sơn do các tiếng hát từng đoạt giải tiếng hát Truyền hình Tp Hồ Chí Minh trình diễn.

    EM ĐẾN TỰ NGÀN XƯA

    Là chương trình nghệ thuật đặc biệt thứ hai diễn ra tại thác nước Prenn vào tối 2/4/2011. Sử dụng thác nước và quang cảnh núi đồi làm phông nền chính, kết hợp sân khấu dàn dựng sống động, huy động dàn âm thanh ánh sáng chọn lọc nhất, có hai vị trí để khách dự khán được thiết kế theo kiểu tận dụng địa hình đường ven xuống mặt thác. Bằng sự kết hợp giữa thác nước và thác pháo nhân tạo và sự đan xen nhiều tác phẩm nổi tiếng của nhiều nhạc sĩ tên tuổi: Văn Cao, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Ánh 9, Lê Uyên Phương, Hoàng Nguyên… và chùm giai điệu mới của Từ Huy, Nguyễn Hải Phong, các nhạc sĩ trẻ đương đại như Việt Anh… 15 ca sĩ là ngôi sao tiếng hát Truyền hình Tp Hồ Chí Minh và Lâm Đồng cùng 2 vũ đoàn ABC, Hải Yến sẽ phối hợp biểu diễn theo hình thức tổ khúc và liên khúc. Đây được xem là một thiết kế- biểu diễn nghệ thuật độc đáo, mới lạ và dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp để công chúng tại Lâm Đồng cũng như nhiều nơi cùng thưởng ngoạn. 1200 vé mời với ưu tiên dành cho các hãng lữ hành, các công ty du lịch lớn cũng như các đoàn khách quốc tế và nội địa có mặt dịp đầu tháng 4 tại Đà Lạt- Lâm Đồng.

    Cũng với mô thức gắn biểu diễn nghệ thuật với quảng bá địa danh du lịch, chương trình thứ 3 rơi vào đúng dịp kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Đà Lạt - Lâm Đồng (3/4/1975-3/4/2011) sẽ được tổ chức ngay tại khu vực Hồ Xuân Hương, gắn với biểu tượng dòng nước Xuân Hương, Thủy Tạ, Đồi Cù… Những sáng tác nổi tiếng về Đà Lạt từ ngày mới giải phóng trở đi sẽ được dàn dựng và tái hiện qua nhiều tiếng ca của Lâm Đồng- Tp Hồ Chí Minh. Đặc biệt, lần đầu tiên sẽ có nghi thức tôn vinh nhạc sĩ cao niên Trọng Thủy (tác giả Nam Tây Nguyên nhớ Bác, Mặt hồ…rất được yêu thích). Theo ông Nguyễn Vũ Hoàng, đây chỉ là hoạt động mở màn bước đầu, trong nhiều chương trình kế tiếp sẽ có phần tôn vinh - ghi nhận thêm nhiều tên tuổi đã đóng góp xứng đáng cho phong trào văn hóa nghệ thuật của Lâm Đồng, nhất là các nhạc sĩ bằng tác phẩm tâm huyết của mình đã chắp cánh cho hình ảnh-thương hiệu du lịch Đà Lạt bay xa. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc- PGĐ Sở VHTT&DL bày tỏ, ngành rất ủng hộ và tán đồng sáng kiến này của trung tâm vì đây là lần đầu tiên có sự kết nối hữu cơ này, đây cũng là bước đệm quan trọng để ngành tiếp tục có những phát động cho chiến dịch du lịch mùa hè và dịp cuối năm, thông qua đó kêu gọi xã hội hóa cùng chăm lo sự nghiệp phát triển văn hóa- du lịch địa phương. Điều đặc biệt chính là đẩy thương hiệu du lịch địa phương lên một mức cao hơn, lôi kéo được sự tham gia của chính cộng đồng doanh nghiệp tại Đà Lạt- Lâm Đồng.

    Theo đó, Sở VHTT&DL Lâm Đồng sẽ huy động lực lượng thanh niên, các doanh nghiệp lữ hành cùng tham, gia phối hợp thực hiện để các chương trình kết nối văn hóa-du lịch nói trên đạt kết quả tốt nhất.

    Về phía đơn vị phối hợp, ông Vũ Văn Dũng-PGĐ Khu du lịch thác Prenn cho biết, hiện đã phát quang một hành lang để thu xếp vị trí chỗ ngồi dành cho du khách, kèm theo hoạt động chỉnh trang toàn bộ khu du lịch, tăng cường mảng hoa cây xanh để tạo dấu ấn mới cho khu du lịch dịp này.

    Một cuộc họp chi tiết cũng sẽ diễn ra tại Khu du lịch Đồi Mộng Mơ với ban tổ chức, trước khi có lịch họp báo với các cơ quan truyền thông trong những ngày sắp tới, kể cả phương án lên sóng PTTH trực tiếp như thế nào để vừa tạo sân chơi thư giãn cho nhân dân vào dịp nghỉ lễ đồng thời quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt đi khắp nơi. Riêng Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt, đây chính là cơ hội vàng để khôi phục hình ảnh thương hiệu của chính mình, nhất là sau khi công trình Nhạc nước Cam Ly buộc phải tạm gián đoạn. điều cần bàn hiện nay chính là phương án phối hợp với lực lượng an ninh trật tự, y tế, đơn vị vận chuyển và cơ quan truyền thông để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho chương trình diễn ra vào ban đêm.

    Ước tính tổng kinh phí dành cho các chương trình nói trên khoảng 300 triệu đồng, trong đó chi từ kinh phí sự nghiệp của Trung tâm Văn hóa tỉnh là 100 triệu đồng, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đóng góp 25 triệu, phần còn lại sẽ thông qua Sở VHTT&DL- Trung tâm xúc tiến và cơ quan truyền thông để huy động thêm. Ông Nguyễn Vũ Hùng, Trưởng Phòng xúc tiến thuộc Trung tâm Xúc tiến Du lịch thương mại và du lịch Lâm Đồng cam kết sẽ huy động các doanh nghiệp tham gia đóng góp, đồng thời sẽ đăng tải nội dung quảng bá chương trình trên chuyên trang Đà Lạt Info sắp tới, cũng như qua mạng truyền thông tới các Quốc gia.

    Như vậy, nếu tiếp nối mô hình quảng bá du lịch theo phương thức này, dịp hè và dịp cuối năm sắp tới trước khi diễn ra sự kiện Festival Hoa 2011 Lâm Đồng sẽ có thêm nhiều cơ hội để thu hút du khách trong cũng như ngoài nước, góp phần thực hiện thành công chỉ tiêu phấn đấu đón 3,5 triệu lượt khách của cả năm 2011. Nếu nhìn rộng lớn hơn, vốn liếng văn hóa có thể kết nối với du lịch của Lâm Đồng còn rất lớn: Cồng chiêng Nam Tây Nguyên, Ngày hội văn hóa các dân tộc bản địa và Nam Trường sơn Tây Nguyên, Lễ hội Trà, Lễ hội Rượu vang, Lễ hội rau củ quả…
     
    Quan tâm nhiều


Chia sẻ trang này