quang cao chua co khach dat

Đà Lạt Mai này,Đà Lạt không sương?

Thảo luận trong 'ĐÀ LẠT XƯA & NAY' bắt đầu bởi Hoang.Nam, 18/1/11.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. Hoang.Nam

    Hoang.Nam Thành viên

    Tham gia ngày:
    7/1/11
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    (Doanhnhansaigion.vn) - Khí hậu ngày càng nóng lên, mật độ cây xanh ngày càng giảm dần, liệu thành phố Đà Lạt có còn giữ được bước chân du khách và phát triển thành thành phố du lịch và nghỉ dưỡng như định hướng quy hoạch chung?

    Thành phố ngàn hoa giờ... “xấu lạ”

    Mới đây, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức cuộc thi ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị cho thành phố Đà Lạt. Kết quả: giải nhất trị giá 100 triệu đồng không có chủ nhân, chỉ có một đồ án đoạt giải nhì và một đồ án nhận giải khuyến khích trong số bốn đồ án được vào vòng chung khảo.

    Các đồ án đoạt giải đã phần nào giải quyết được bài toán quy hoạch cho thành phố Đà Lạt - một trong hai đô thị có hệ thống di sản kiến trúc mang tầm cỡ quốc gia. Tuy nhiên, các bài giải vẫn chưa đạt được kết quả tối ưu như mong muốn của Hội đồng Tuyển chọn do KTS. Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, làm chủ tịch.

    Cao nguyên Lang Biang, do bác sĩ Yersin tìm thấy năm 1893, có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh dấu sự ra đời ý tưởng tạo lập một đô thị nghỉ dưỡng - thành phố Đà Lạt.

    Và trước năm 1975, cũng với ý tưởng kiến tạo Đà Lạt thành một thành phố du lịch - nghỉ dưỡng, thành phố đã được quy hoạch chi tiết khá hoàn chỉnh qua hai đồ án thiết kế của KTS. Hebrard (1923) và quy hoạch chỉnh trang của KTS. Lagisquet (1943).

    Giá trị không gian kiến trúc được tạo lập từ hai đồ án quy hoạch nói trên cùng với việc quản lý đô thị khá chặt chẽ. Bên cạnh đó, nét độc đáo từ kiến trúc châu Âu cùng những công trình công cộng, tín ngưỡng, dinh thự, biệt thự... được xây dựng trong thời kỳ này đã góp phần tạo nên những cảnh quan, danh thắng quý giá về một quỹ kiến trúc đô thị có giá trị, làm nên một đặc trưng văn hóa - kiến trúc cho thành phố Đà Lạt.

    Sau này, mặc dù được chính phủ đặc biệt quan tâm với nhiều đồ án quy hoạch, đề tài nghiên cứu, hội thảo được tổ chức, nhưng do quản lý lỏng lẻo, thiếu định hướng rõ ràng nên nhìn vào diện mạo kiến trúc của thành phố Đà Lạt hiện nay chúng ta dễ dàng nhận thấy nơi nào cũng giống nơi nào, không biết ta đang ở thành phố Tây nguyên nào: Buôn Ma Thuột, Gia Lai hay một tỉnh miền núi phía Bắc?

    Với bộ mặt chung là nhà phố chia lô, loại nhà hoàn toàn không xuất hiện trước đây ở thành phố này, cộng với mật độ dân cư tập trung tại khu vực trung tâm khá cao..., thành phố từng được mệnh danh là Paris của Đông Dương, thành phố trong rừng, thành phố ngàn hoa... đã phải mang một bộ mặt... “xấu lạ”, khiến du khách có phần e ngại và chạnh lòng khi ghé thăm lại thành phố này.

    Thận trọng từng bước một

    Tuy cuộc thi ý tưởng quy hoạch và thiết kế đô thị “khu trung tâm Hòa Bình và chợ Đà Lạt” do Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng tổ chức không có giải nhất, nhưng các đồ án dự thi đã phác họa được viễn cảnh đáng hy vọng cho thành phố này.

    [​IMG]
    Mai này, Đà Lạt có còn sương giăng?​

    Theo Hội đồng tuyển chọn, tất cả bốn ý tưởng dự thi đều không đáp ứng được ba tiêu chí Ban tổ chức cuộc thi đề ra: độc đáo, phù hợp với xu thế đô thị hiện đại, hài hòa và bền vững với đặc trưng của thành phố Đà Lạt; giải pháp giao thông thuận tiện cho người đi bộ và xe cơ giới, kết hợp tổ chức phố đi bộ; tính hợp lý và khả thi trong việc đề xuất ý tưởng về các lô đất, giao thông, công trình...

    Riêng ý tưởng xây dựng hệ thống giao thông ngầm từ trung tâm Hòa Bình và chợ Đà Lạt được xem là khá táo bạo, nhưng nếu thực hiện thì sẽ phá vỡ cảnh quan, môi trường vốn có của Đà Lạt, tạo nên sự xung đột về giao thông và đòi hỏi kinh phí đầu tư quá lớn.

    KTS. Nguyễn Tấn Vạn cho rằng, ngay cả ý tưởng dự thi đạt giải nhì cũng chỉ mới đáp ứng 60% tiêu chí do Ban tổ chức đặt ra. Bởi, “Đụng” vào Đà Lạt thì không thể dùng một con dao phay để băm xẻ, mà phải hết sức tỉ mỉ, thận trọng từng bước một”, KTS. Vạn ví von.

    Khu trung tâm Hòa Bình và chợ Đà Lạt được xác định có cấu trúc đô thị không tách rời và có chung chức năng là trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại và cao cấp của thành phố Đà Lạt, với phạm vi nghiên cứu quy hoạch trên tổng diện tích rộng 29ha và thiết kế đô thị là 13,5ha.

    Trong đó, đặc biệt chú ý đến vấn đề giao thông đô thị, làm rõ giá trị vị trí từng quỹ đất, kiến trúc phù hợp với yêu cầu quy hoạch và hài hòa với đặc thù của thành phố này.

    Đà Lạt là một đô thị có những nét đặc trưng về khí hậu, địa hình, văn hóa và lịch sử hình thành, thế nên khi phê duyệt bất cứ đồ án quy hoạch hay kiến trúc nào cũng cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng và tính toán thật chi li nhằm đảm bảo không làm mất đi những nét đặc trưng này.

    Khuyến cáo này cho thấy tính thuyết phục của đề nghị do KTS. Khương Văn Mười và KTS. Hoàng Thanh Thủy (Đại học Kiến trúc TP.HCM) đưa ra: coi trọng tính “định hướng phát triển tiếp nối, duy trì tính chất du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của một đô thị miền núi cao như lúc đầu để xây dựng một thành phố cao nguyên giàu chất thơ”, một đô thị nền nã về quy hoạch và quản lý quy hoạch đồng thời sang trọng về diện mạo kiến trúc.


    CHẾ QUANG THỌ
     


  2. Voulez Vous

    Voulez Vous Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/13
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    đi Cầu Đất mới thấy còn nhiều sương như thế
     
  3. candy_diep

    candy_diep Thành viên

    Tham gia ngày:
    6/4/12
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Nhớ dl quá :( sống ở dl 1 thời gian...h chuyển xuống sg mà chưa có dịp về lại.. hic Buồn :((
     

Chia sẻ trang này