quang cao chua co khach dat

Đà Lạt Một số tuyến đường giao thông Đà lạt xưa....

Thảo luận trong 'ĐÀ LẠT XƯA & NAY' bắt đầu bởi hathurom, 27/10/12.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. hathurom

    hathurom Thành viên

    Tham gia ngày:
    16/5/11
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Tuyến đường bộ Phan Rang – Đà Lạt
    Năm 1901, Outrey chỉ đạo việc thiết lập tuyến dịch vụ vận chuyển đầu tiên từ Phan Rang đến Đà Lạt theo tuyến đường đất và triển khai việc thi công rải đá. Đến năm 1902, việc xây dựng bị ngưng trệ do thiếu hụt về tài chính.
    Năm 1915, hành trình từ Sài Gòn đến Đà Lạt qua ngã Phan Rang dài 415 km, đi mất 2 ngày. Đoạn Sài Gòn qua Phan Rang đến Xóm Gòn dài 360km đi bằng đường xe lửa. Đoạn Xóm Gòn đi Đà Lạt dài 55km phải đi mất nửa ngày và bằng nhiều phương tiện đoạn Xóm Gòn – Đá Bàn (5km) đi bằng ô tô, đoạn từ Đá Bàn lên đèo Ngoạn Mục (8km) đi bằng kiệu hay ngựa, đoạn từ Ngoạn Mục – Dran (7km) đi bằng ô tô; từ Dran - Trạm Hành là đường mòn và từ Trạm Hành – Đà Lạt là đường ô tô đi được.
    Các đoạn còn lại của tuyến Phan Rang – Đà Lạt được khẩn trương xây dựng và đến năm 1919 thì hoàn thành toàn tuyến. Sau khi vượt đèo Ngoạn Mục đến Dran, tuyến đường nối với đường bộ Djiring – Đà Lạt tại Fimnom. Năm 1920, khai thông thêm tuyến đường từ Dran – Trạm Hành – Đà Lạt.
    View attachment 24100
    Đường sắt và đường bộ trên đèo Dran
    Quốc lộ 20, đường bộ Sài Gòn – Blao – Đà Lạt
    Tháng 7 năm 1932, đường bộ từ Sài Gòn lên Đà Lạt qua đèo Blao dài 305km được hoàn tất, hình thành quốc lộ 20. Xe ô tô có thể đi thẳng từ Sài Gòn lên Đà Lạt, giao thông thuận lợi hơn và du khách đến Đà Lạt ngày càng đông do thời gian đi lại được rút ngắn.
    Để dễ dàng cho việc giao thông của xe cộ qua đèo Prenn, từ tháng 2 năm 1943, đoạn đường từ thác Prenn – Đà Lạt được cải tiến bằng cách bỏ đoạn đường cũ, thay bằng đoạn đường mới, theo sườn núi khác. Đoạn đường chỉ còn dài 8,6km thay vì 14km như trước; số khúc quanh chỉ còn 79 thay vì 134; bề rộng tối thiểu là 7m trong khi đường cũ chỉ rộng 5,5m; độ dốc đường cũ từ 8 – 10%, trong khi đoạn đường mới chỉ từ 3 – 7%.
    View attachment 24101
    Đèo Prenn
    Quốc lộ 21, tuyến Đà Lạt - Buôn Ma Thuột
    Năm 1938, đường bộ từ Liên Khương đến Fillan (Phi Liêng) được hoàn thành, đoạn tiếp theo là đường mòn đi Buôn Ma Thuột.
    Tuyến đường hình thành quốc lộ 21 (RC 21), hiện nay là quốc lộ 27.
    Như vậy, vào cuối những năm 1930, đã hình thành hệ thống các đường quốc lộ, liên tỉnh lộ chính thông thương trong khu vực giữa Đà Lạt, Đồng Nai Thượng; Sài Gòn, Phan Thiết, Phan Rang; Lộc Ninh, Đắc Nông và Buôn Ma Thuột.
    1.2.2 Giao thông nội thị
    Từ năm 1902 đến năm 1908, nhiều đoàn công tác được cử đến cao nguyên Lâm Viên như đoàn công chánh của Ducla (1905) khảo sát các tuyến đường đối ngoại và trong khu vực trung tâm Đà Lạt; các đoàn quân sự của tướng Beylié (1903), tướng Pennequin (1904) và đại úy Bizar (1905) khảo sát các địa điểm để xây dựng doanh trại quân đội.
    Một trong những lợi điểm mà Đà Lạt được lựa chọn để trở thành trung tâm nghỉ dưỡng thay vì Dankia, là do điều kiện giao thông dễ dàng hơn. Đà Lạt có địa thế trống trải, kéo dài liên tục và có độ dốc thoải trong khi khu vực Dankia gồm những quả đồi nhỏ lại bị chia cắt bởi nhiều thung lũng sình lầy.
    Năm 1906, Đà Lạt chính thức được xác định là địa điểm để xây dựng thành phố. Theo “Chương trình xây dựng ban đầu”, Đà Lạt có mô hình của một thành phố hoàn chỉnh, có bố trí các khu chức năng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Những nét căn bản của thành phố với những trục đường chính được vạch ra dựa theo những đường mòn có sẵn chạy dọc theo các sườn núi hay các đường phân thủy, tạo nên bộ khung của hệ thống giao thông nội thành tồn tại đến ngày nay.
    Trong giai đoạn đầu từ 1906 – 1914, Đà Lạt không thay đổi nhiều do đường giao thông còn khó khăn và kinh phí đầu tư còn hạn chế. Đà Lạt chỉ có một vài ngôi nhà trong khu vực trung tâm và giao thông chủ yếu vẫn còn sử dụng ngựa hoặc đi bộ.
    Từ năm 1914, Đà Lạt phát triển nhanh hơn. Các tuyến giao thông ngoại thị từng bước được hoàn thành đã tạo điều kiện vận chuyển hành khách và hàng hoá thuận lợi hơn đến Đà Lạt. Những công trình công cộng đầu tiên được xây dựng và các trục đường chính trong thành phố cũng được hình thành:
    - Trục đường chính phía nam suối Cam Ly nơi đặt địa điểm của khu trung tâm hành chánh, gồm các đường Graffeuil (Hùng Vương) – Paul Doumer (Trần Hưng Đạo)– Yersin (Trần Phú) – Jean O’Neill (Hoàng Văn Thụ). Trục đường này nối với quốc lộ 11 đi Trại Mát, Dran và Phan Rang và nối với quốc lộ 20 đi Sài Gòn qua đường đèo Prenn cũ (Mimosa).
    - Đường Dankia, từ Đà Lạt đi về phía bắc rồi tách thành hai hướng nối với Ankroet và núi Lang Biang. (Hồ Lớn – Đinh Tiên Hoàng – Nguyễn Công Trứ – Xô-viết Nghệ Tĩnh).
    - Các tuyến đường (đập) qua Hồ Lớn, đường quanh hồ Lamartine (Bà Huyện Thanh Quan) và trong khu vực phía nam Hồ Lớn như đường Long (Nguyễn Trường Tộ) - Pierre Pasquier (Hồ Tùng Mậu).
    View attachment 24102
    Nút giao thông trước khách sạn Palace (1930)
    Từ năm 1923 trở đi, quy hoạch thành phố được thực hiện theo đồ án của KTS Ernest Hébrard. Những quy định về quản lý đường công cộng và quản lý xây dựng được ban hành theo các quyết định ngày 1-6-1923 và ngày 26-7-1923 của Toàn quyền Đông Dương.
    Từ các trục đường chính của thành phố đã phát triển thêm những đường chính khu vực (đường cấp 1 khu dân cư và đường cấp 1 khu thương mại): đường Pasteur (Lê Hồng Phong); Gia Long (Lê Đại Hành), Đồng Khánh (Nguyễn Chí Thanh), Van Vollenhoven (Phan Bội Châu), Khải Định (Nguyễn Văn Cừ), Maréchal Foch (3 tháng 2), Milice (Lê Thị Hồng Gấm), Marché (Khu Hoà Bình), Annam (Nguyễn Văn Trỗi); Cầu Quẹo (Phan Đình Phùng); Hôpital (Hải Thượng); Thouard (Bùi Thị Xuân) đến trại lính Courbet (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng); nhà ga (Nguyễn Trãi, Yersin); tuyến đường 99 điểm ngoạn cảnh (đường vòng Lâm Viên).
    Bên cạnh đó một số tuyến nhánh chính cũng được hình thành: đường vòng khu vực Dinh Toàn quyền Đông Dương (Khởi nghĩa Bắc Sơn); Robinson (Huyền Trân Công Chúa) - khu vực tây nam thành phố đến các hầm đá; các đường Avenue des Missions (Nhà Chung), Rue de l’Evêque d’Adran (Hà Huy Tập), Carrières (Dốc Nhà Bò), đường Trại Hầm đến các khu dân cư của người Việt; đường Prenn (đường 3 tháng 4 + đèo Prenn); các đường đến các nhượng địa của người Pháp như: Jean O’Neill (Hoàng Văn Thụ), Grillet (An Sơn), Bourgery (Trần Quang Diệu), …
    Trong thập kỷ 1930, Đông Dương tìm lại được sự thịnh vượng và Đà Lạt đã thu hút được nguồn tài chính lớn để phát triển, tiếp tục được đầu tư và bắt đầu trở thành một thành phố nghỉ mát nổi tiếng. Đến trước thế chiến thứ hai, các cơ sở hành chính và cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Đà Lạt được xây dựng gần như đầy đủ. Các tuyến đường bộ ngoại thị được hoàn thiện và hình thành thêm, đảm bảo điều kiện về vận tải cho sự phát triển của Đà Lạt.
    Cùng với các công trình xây dựng, các tuyến đường giao thông trong khu vực nội thành tiếp tục được mở mang: đường cấp 2 khu trung tâm thương mại quanh chợ; đường khu dân cư Saint Benoit (Mê Linh), Bellevue (Lê Lai), Cité des Pics (Vạn Kiếp),… ấp Hà Đông (1938), Nghệ Tĩnh (1940), Đa Phú (1952); đường René Robin (Quang Trung), (Cô Giang, Phó Đức Chính, Lữ Gia, Mê Linh); đường Trại Hầm (Hoàng Hoa Thám), Bourgery (Trần Quang Diệu).
    Từ năm 1939, khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 bắt đầu bùng nổ, Đà Lạt thu hút thêm một lượng vốn đầu tư lớn; thành phố phát triển một cách kỳ diệu và trở thành thành phố nghỉ dưỡng vùng cao quan trọng không những của Đông Dương mà của cả vùng Viễn Đông, lượng khách du lịch hàng năm cũng không ngừng tăng cao.
    Giao thông là vấn đề hàng đầu và được quan tâm đầu tư. Lối vào Đà Lạt của quốc lộ 20 được cải tiến.
    Tới năm 1942, đường bộ nội thành tại Đà Lạt đã có mạng lưới chính cơ bản hình thành như ngày nay và có tổng cộng 92 km, bao gồm 17 km đường nhựa, 40 km đường đá và 35km đường đất.
    Tốc độ tăng trưởng nhanh đã đặt ra nhiều vấn đề đô thị nghiêm trọng. Mặc dù đã hình thành nhiều khu phố kiểu dáng đẹp với đường trải nhựa rộng rãi, nhưng thành phố phát triển thiếu trật tự và trải dài mảnh mai từ đông sang tây.
    Toàn quyền Decoux không những muốn Đà Lạt được cải tạo, chỉnh trang mà hơn thế nữa còn muốn định hướng đến một thành phố lớn trong tương lai. Đồ án chỉnh trang và phát triển Đà Lạt được kiến trúc sư Lagisquet nghiên cứu từ năm 1940 và được phê duyệt vào năm 1942. Bên cạnh những giải pháp quy hoạch đô thị cho việc xây dựng một thành phố vườn, việc bảo vệ cảnh quan, việc hình thành mới các trung tâm thương mại và các khu dân cư của người Âu và Việt,… vấn đề giao thông đã được đồ án nêu lên như là bài toán cơ sở hạ tầng chủ yếu hàng đầu.
    Đường bộ và giao thông Đà Lạt được H. Mondet và J. Lagisquet đánh giá trong các tài liệu “Tiền dự án chỉnh trang và mở rộng Đà Lạt” (năm 1940) và “Báo cáo quy hoạch” (năm 1942) như sau:
    Nhìn chung, bề rộng đường nội thị phù hợp với giao thông nhưng các nút giao thông và quảng trường cần được cải tạo và mở rộng tầm nhìn. Hệ thống đường cũ cùng hướng tuyến được tôn trọng, tuy nhiên cần được cải thiện để làm giảm độ dốc hoặc mở rộng phù hợp với mật độ giao thông của tuyến đường.
    Đường giao thông được đánh giá rất quan trọng trong khu vực dân cư. Thoạt nhìn, số lượng đường có vẻ quá nhiều so với nhu cầu, nhưng đó là hệ quả tất yếu của việc xây dựng đường trong khu vực có địa hình đồi núi để tránh độ dốc cao. Để phục vụ cho những khu vực phân lô mới tại Cam Ly, Cité des Pics, Cité Saint Benoit,… đồ án cũng dự kiến quy hoạch thêm 50km đường mới sẽ được thiết lập thêm vào đường có sẵn.
    Đồng thời với đồ án chỉnh trang, một kế hoạch thực hiện kéo dài 6 năm được phê duyệt. Từ năm 1943, ngân sách trung ương hỗ trợ việc thực hiện đồ án tại Đà Lạt. Kế hoạch 1943 và 1944 đã được Tổng Thanh tra Công chánh chuẩn bị, bao gồm việc xây dựng đường lộ, công trình công cộng và chuẩn bị mặt bằng để xây dựng các công trình tương lai.
    (Địa chí Đà Lạt)
     


Chia sẻ trang này