Đà Lạt NAMI TODAY THẬT GIẢ CHUYỆN VITALIK BUTERIN “KHÓA VAN” ETHEREUM Ở MỐC 120 TRIỆU

Thảo luận trong 'NHÀ ĐẤT ĐÀ LẠT - CẦN BÁN - CẦN SANG' bắt đầu bởi vrzyzl, 27/7/18.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. vrzyzl

    vrzyzl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/7/18
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Cũng cần phải nhắc lại, trong những tweet mới nhất của mình, Vitalik vẫn đang thể hiện rõ mối quan tâm của mình về việc đặt trần cho nguồn cung của Ethereum.

    Ngày hôm qua, mùng 1 tháng 4, nhà sáng lập của Ethereum, Vitalik Butterin, đã cho toàn giới tiền số chao đảo khi liên tục đưa ra những bản đề nghị đầy tính “cách mạng”. Chỉ có thể nói, những thông tin được đăng tải trên trang Twitter của Vitalik nhân ngày cá tháng tư thực sự làm nhiều người hoa mắt vì cả tầm nhìn quá mức tham vọng (đến mức vô lý) lẫn do tâm lý ngờ vực vì sợ ăn “cá” của các nhà đầu tư.

    Phát hành đồng tiền bình ổn giá World Trade Francs

    Mở đầu THÔNG BÁO của mình bằng lập luận về sự thiếu ổn định của thị trường tiền số cũng như những điểm yếu của những đồng tiền bình ổn giá hiện hành, Vitalik đã giới thiệu về đồng tiền mới mà anh đang ấp ủ có tên World Trade Francs (Tạm dịch: Đồng Frăng Trao đổi Quốc tế) được tích hợp công nghệ phân quyền Stablecoin 4.0.

    Tất nhiên, đây chỉ là một trò đùa. Bằng chứng đầu tiên cho khiếu hài hước của Vitalik có thể thấy nằm ở chính cái tên của đồng tiền số thế hệ 4.0 này – World Trade Franc – viết tắt là “W.T.F”. Chưa kể, đồng tiền kỳ diệu với hứa hẹn sẽ giải phóng con người khỏi sự kìm kẹp, đem đến hòa bình thế giới này được đề nghị phát triển bởi chính Vitalik, tổng thống Obama, và một con nai.

    [​IMG]

    Và cuối cùng, không kém phần cẩn thận, Vitalik đã ngăn chặn mọi ý định mua WTF bằng cách đặt ra quy định là sẽ chỉ nhận trao đổi đồng tiền số kỳ diệu này với đồng tiền Lizardcoin – Một trò đùa cá tháng tư khác của Vitalik hồi năm 2016.

    Đặt trần nguồn cung của blockchain Ethereum ở mốc 120 triệu Ether

    Khác với câu đùa rõ ràng như trên của WTF, lời đề nghị mang mã hiệu 960 của Vitalik trên Github lại mang một màu sắc tương đối nghiêm túc với một tầm nhìn “bình đẳng hóa” trong việc phân bổ nguồn cung tiền số khai thác được từ hệ thống Ethereum. Dù đã xác nhận hành động này chỉ là một trò đùa, Vitalik Butterin cũng đã nhấn mạnh rằng lời đề nghị này của anh rất thật. Nhà sáng lập của Ethereum đã cố tình chọn Github là nơi để đăng tải bản đề nghị này vì anh mong muốn thực sự được thấy ý kiến của cả cộng đồng. Và anh đã không hề phải thất vọng - dù hôm qua là ngày cá tháng tư, những phản hồi của cộng đồng về bản cập nhật EIP 960 đã mang những luận điểm cực kỳ nghiêm túc và rất thực tế.

    Cũng cần phải nhắc lại, trong những tweet mới nhất của mình, Vitalik vẫn đang thể hiện rõ mối quan tâm của mình về việc đặt trần cho nguồn cung của Ethereum.

    Hiện nay, trên blockchain của Ethereum đang có khoảng 98 triệu đồng Ether được khai thác – và con số 120 triệu đồng thực tế vẫn còn khá xa vời. Dù vậy, lời đề nghị này của Vitalik vẫn có rất nhiều ý nghĩa trực tiếp đến cộng đồng tiền số ngay lúc này.

    Việc cố định nguồn cung trong cộng đồng tiền số hiện nay đã không còn là một điều gì quá lạ lẫm, đặc biệt là khi hành động này được đánh giá là giúp nâng cao nhu cầu thực sự ứng dụng dịch vụ của người dùng.

    Tiền số đã luôn là một sân chơi béo bở đối với các “trang trại đào tiền” do cơ chế thưởng tự động của blockchain đối với các thợ đào. Chỉ bằng việc cung cấp công suất xử lý, dù chẳng có nhu cầu ứng dụng đồng tiền mà họ đang khai thác, các trang trại được “công nghiệp hóa” vẫn thu về một khối lượng Ether vô cùng lớn – Nhưng, cơ chế thưởng này đang dần làm mất cân bằng trong phân bổ tiền trên hệ thống Ethereum khi đa số các đồng Ether mới được khai thác sẽ rơi vào túi của các trang trại khổng lồ.



    Trong tầm nhìn của mình, Vitalik cho rằng việc thay thế cơ chế “thưởng” từ hệ thống bằng các loại phí “thuê cơ sở vật chất” trên Ethereum hoặc các loại phí xử lý giao dịch là đủ để các nhà khai thác tiếp tục ứng dụng Ethereum trong khi đảm bảo được sự phẩn bổ đồng đều trên Blockchain lớn thứ hai thị trường này.



    Hồi tuần trước, Vlad Zamfir, một trong những nhà phát triển đi đầu của Ethereum cũng đã có một bài trưng cầu nhỏ cho toàn cộng đồng việc có nên cập nhật Ethereum để ngăn việc các máy đào ASIC có thể khai thác trên nền tảng này.

    Các máy đào ASIC vốn là những công cụ vô cùng chuyên dụng cho các trang trại tiền số và việc sử dụng ASIC hứa hẹn đem lại lợi tức vô cùng cao cho các thợ đào. Nhưng, việc khai thác sử dụng ASIC được nhiều người đánh giá là chỉ thuần túy vì lợi nhuận, gây mất cân bằng phân bổ tài chính của blockchain cũng như đi ngược lại với mục tiêu “phi tập trung” của blockchain.
    Bài viết của nami today
     


Chia sẻ trang này