quang cao chua co khach dat

Người Miền Bắc Đi Chùa Gì Cầu An Ngày Xuân?

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi buiducdungtnut, 29/12/16.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. buiducdungtnut

    buiducdungtnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/9/16
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Đi chùa cầu an những ngày đầu năm mới là nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt Nam, nhất là người miền Bắc. Vì lẽ đó, những ngôi chùa miền Bắc nổi tiếng linh thiêng luôn tấp nập người hành hương từ khắp nơi về cầu an lành hạnh phúc trong dịp Tết đến xuân về.
    [​IMG]
    Tấp nập hành hương đầu xuân - Ảnh: Sưu Tầm
    1. CHÙA HƯƠNG

    Hàng năm, khi xuân về trên xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội, khi hoa mơ nở trắng núi rừng cũng là lúc lễ hội chùa Hương chính thức bắt đầu. Hàng triệu phật tử và khách thăm quan muôn phương đổ về trẩy hội, hàng trăm thuyền tấp nập ra vào khiến cho khung cảnh nơi đây trở nên náo nhiệt hơn muôn phần.
    Xuân là dịp người ta lên chùa cầu phúc cầu an, tới chùa Hương du khách còn được ngồi thuyền vãn cảnh non tiên cõi Phật trước khi cập bến chùa. Khai hội vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài tới hạ tuần tháng 3, khi ấy quần thể chùa Hương luôn trong không khí lễ hội, khói hương nghi ngút và nhộn nhịp kẻ đến người đi, trong sự vui vẻ, nhiệt thành của những tấm lòng hướng Phật.
    [​IMG]
    Lễ hội chùa Hương - Ảnh: wikimedia -sunshine bungalow Phu Quoc

    2. CHÙA YÊN TỬ


    Được mệnh danh là “Đất tổ Phật giáo Việt Nam”, đỉnh Yên Tử, nẳm tại dãy cánh cung Đông Triều, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là nơi sở hữu cảnh núi rừng ngoạn mục, khu di tích lịch sử với các tháp cổ và chùa chiền lâu đời. Sau lễ hội chùa Hương thì lễ hội Yên Tử là lễ hội hành hương lớn thứ hai trên cả nước, bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng âm lịch cho đến hết mùa xuân, thu hút hàng vạn người trên cả nước tham gia. Hành trình đến với đỉnh thiêng là con đường bộ cheo leo dựng đứng, bắt đầu từ suối Giải Oan, đi qua các ngôi chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu… trước khi lên tới chùa Đồng – nơi cao nhất và là đỉnh núi Yên Tử chìm trong biển mây trắng bồng bềnh. Nếu không có đủ thể lực cho hành trình leo núi, bạn có thể lựa chọn đi cáp treo rút ngắn thời gian để giữ sức khỏe cho chuyến thăm quan.

    [​IMG]
    Đỉnh thiêng Yên Tử - Ảnh: quangninhvn

    3. CHÙA BÁI ĐÍNH


    Nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An, xã Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình, chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn, giữ nhiều kỷ lục châu Á về tượng Phật, hành lang La Hán, tượng Di lặc bằng đồng…Lễ hội chùa Bái Đính thường bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Bao quanh chùa Bái Đính là cảnh sắc non nước hung vĩ, hữu tĩnh, đượm không gian Phật giáo khiến du khách có cảm giác thư thái vô cùng.

    [​IMG]
    Cận cảnh ngôi chùa đạt nhiều kỷ lục - Ảnh: travelvn
    Lễ Khai ấn đền Trần tại xã Lộc Vương, Nam Định đã từ lâu là một dịp lễ không thể bỏ qua trong dịp đầu năm mới của người miền Bắc. Nằm trong khuôn khổ lễ hội đền Trần, lễ Khai ấn được tổ chức vào đêm ngày 14 rạng ngày 15 tháng Giêng hàng năm, thu hút đông đảo du khác về cầu tài lộc, bình an, vạn sự như ý.Sự linh thiêng của ấn đền Trần có lẽ nhờ đền được xây trên phần đất của cung điện Trùng Quang nhà Trần, lại có đền Thiên Trường được xây dựng từ thời hậu Lê, thờ 14 vị vua Trần, còn lễ Khai ấn lại dựa vào tập tục: sau những ngày nghỉ Tết, từ rằm tháng Giêng thì triều đình trở lại làm việc bình thường, bởi vậy khai ấn đầu năm là hoạt động văn hoá mang đậm dấu ấn của triều đại phong kiến nước ta.
    5. ĐỀN BÀ CHÚA KHO
    Cứ đầu xuân năm mới, đền Bà Chúa Kho – nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cổ Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh lại thu hút hàng ngàn khách thập phương cả nước tới cúng bái, dâng vật kính lễ cầu an lạc, thịnh vượng, hạnh phúc. Một điều thú vị hơn theo dân gian truyền miệng, người ta tới đền để xin Bà Chúa Kho cho vay tiền làm ăn, xin “lộc rơi lộc vãi” và tạ ơn Bà Chúa Kho phù hộ.
    6. CHÙA TÂY THIÊN
    Chùa Tây Thiên là một quần thể bao gồm nhiều ngôi đền, miếu, nằm trong vùng đất thiêng của dãy núi Tam Đảo – Vĩnh Phúc, là nơi để dân chúng tới hành hương, cúng bái, cầu bình an, tài lộc mỗi độ xuân về.Lễ hội Tây Thiên kéo dài từ 15 – 17/02 âm lịch, được tổ chức nhằm tưởng nhớ bà Quốc Mẫu Tây Thiên, với các hoạt động từ lễ cáo, rước kiệu, múa xênh tiền, hát chèo, lễ dâng hương… đến các hội thi làm bánh chưng, bánh giày, hội vật… đặc sắc và thú vị.Hành hương dịp du xuân tại những ngôi chùa linh thiêng nhất miền Bắc chắn chắn là trải nghiệm đầu năm mới mà ai cũng nên thử, ngoài cầu an lành, tài lộc, thịnh vượng, bạn có thể vãn cảnh đẹp, kiến trúc có một không hai của các ngôi chùa miền Bắc, tìm hiểu tín ngưỡng Phật giáo của Việt Nam qua chuyến đi mùa xuân.
     


Chia sẻ trang này