quang cao chua co khach dat

Toàn Quốc Tham quan Hội An

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi buiducdungtnut, 17/10/16.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. buiducdungtnut

    buiducdungtnut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/9/16
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Hội An là một đô thị cổ của Việt Nam, là trung tâm giao thương chính của miền trung cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Đến với Hội An bạn sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, những bãi biển đẹp tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm.
    Nên đi vào thời điểm nào?

    Hội An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
    Cách đến Hội An

    Do Hội An không có ga tàu – bến xe nên mọi việc di chuyển bằng tàu hỏa – xe đò đều phải tập trung ở Đà Nẵng. Và chạy thêm khoảng 30km từ Đà Nẵng để đến Hội An. Nếu đủ thời gian và điều kiện bạn có thể ở lại du ngoạn thành phố Đà Nẵng trẻ và năng động

    Từ Thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai hướng. Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện. Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km.
    [​IMG]

    Các bạn có thể bắt xe buýt đi từ bến xe Đà Nẵng về Hội An. Cứ 30 phút có 1 chuyến xe buýt, bắt đầu từ 5 hay 6 giờ sáng gì đó đến 5h chiều, xe buýt đi Hội An, đi ngang qua Khu Du Lịch Ngũ Hành Sơn, nên bạn có thể ghé vào chơi ở đây, sau đó quay lại trạm xe buýt tiếp tục đi Hội An, cách nhau khoảng 100m hoặc ít hơn. Chú ý là bạn phải vẫy xe nhé vì điểm nào có khách vẫy thì xe sẽ dừng. Ngoài xe bus bạn có thể thuê xe máy tại Đà Nẵng rồi đi dọc bờ biển đến Hội An (cảnh rất đẹp).
    >> tìm hiểu thêm về Hội An :
    Hoi an day trips
    [​IMG]
    Golden Sand Resort
    Ngủ đêm tại Cù Lao Chàm

    Một số địa chỉ Ngủ đêm tại Cù Lao Chàm cho các bạn đi Bụi đây, ở nhà dân thì có Ms. Hương 01695845899, giá phòng Hương cho thuê chừng 200K/đêm 2 người. Hương là 1 công chức tại Cù Lao Chàm, nhưng cuối tuần bạn ấy là 1 hướng dẫn viên của CLC đó các bạn.

    Nếu vẫn không liên hệ được Hương, Các bạn có thể liên hệ cô tám 01644644760, cô có 1 nhà trống ở 1 đêm 1 người 100K. Bạn muốn ăn đặc sản gì của CLC, cô ấy mua giúp và làm cho bạn. Cô ấy nấu ăn ngon.

    Thuyền đi chơi quanh Cù Lao thì liên hệ Hương nhé, 500K/thuyền đi khoảng 3h đến 4h.
    Điểm tham qun du lịch ở Hội an

    Du lịch Mỹ Sơn và Cù Lao Chàm, bạn nên mua tour từ các công ty để đi cho tiết kiệm. Có rất nhiều công ty tour nằm dải rác trên phố cổ Hội An.
    Cù Lao Chàm

    [​IMG]
    Nếu đi cano thì các bạn ra Cửa Đại, các bạn liên hệ trước với Mr. Nguyên 0976204279, anh này sẽ book Cano cho bạn, giá tùy từng ngày. Nguyên cũng có thể hướng dẫn tour homestay, ngủ lều tại Bãi Ong. Bạn nên tham khảo giá Cano cẩn thận, vì giá không theo chuẩn. Nếu bạn đi bụi thì theo mình các bạn ko mua vé cứ đi thẳng xuống bến đậu, hỏi thẳng người lái Cano, thỏa thuận giá với người ta. Vì Cano chủ yếu là chở khách đi Tour nên khi còn thừa chổ thì họ có thể ghép các bạn vào được. Lúc này các bạn thương lượng tốt sẽ có giá tốt. Đợt trước mình đi theo kiểu này thỏa thuận đuợc 150k/02 người. Khi ra Đảo, các bạn nên thuê xe máy đi. Đợt mình thuê một ngày và đến sáng mai trả khoảng 200k.

    Thuyền vận tải (khoảng 9h00 sáng xuất phát tại bến Cửa Đại, 11h30 từ Đảo trở về, 01 chuyến/01 ngày, giá vé 30k/người).

    Nếu đi bẳng tàu chợ thì bạn nên có mặt lúc 7h. Bến tàu ở cuối đường Nguyễn Hoàng, từ chùa Cầu bạn đi qua một cái cầu, rồi rẽ phải hỏi người dân sẽ thấy đường Nguyễn Hoàng, đi cuối đường là nơi tàu đón khách. Thời gian đến Cù Lao Chàm khoảng 10h30-11h30, tùy thuộc vào lượng hàng hóa cần vận chuyển hôm đó. Khoảng 13h tàu sẽ xuất bến từ Cù Lao Chàm để trở về Hội An, nên nếu bạn muốn đi trong ngày thì sẽ ko tham quan được nhiều. Bạn có thể ở lại cù lao chơi một ngày, hôm sau về.
    Chùa Cầu – Ngôi chùa không có… Phật

    Chùa Cầu – tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế), Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói ở Việt Nam, được nhiều du khách biết đến.
    [​IMG]

    Chiếc cầu dài 18 m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.
    Nhà cổ Phùng Hưng: 04 Nguyễn Thị Minh Khai – TP. Hội An

    Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm qua và nó là một mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc kiểu này ở Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao. Nó được coi là kiểu mẫu bởi vì nó giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình.
    Nhà cổ Tấn Ký, tại 101 Nguyễn Thái Học, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.

    Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa – Nhật – Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hoá” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.
    Hội Quán Phước Kiến – Hội An

    Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.
    Bãi biển Cửa Đại

    Mùa hè ở đây chen chân không lọt, vì có nhiều du khách đến nghỉ mát và tấm biển. Nếu đến đây vào mùa thu, nên bãi biển vắng vẻ hơn.

    Tối tối ngoài bãi biển, người ta trải chiếu, thắp đèn lờ mờ, bán bia và hải sản, ngồi trên chiếu thưởng thức gió mát của biển, nhậu một vài chai beer, nhâm nhi hải sản tươi của biển Hội An, đời sống dễ chịu lắm.
     


Chia sẻ trang này