quang cao chua co khach dat

Đà Lạt Tham quan vườn nho Avignon trên đỉnh Tà Nung

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi phamthangcntt, 17/1/19.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. phamthangcntt

    phamthangcntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    5/9/18
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    TT - Syrah, Merlot, Cabeenet Sauvignon... là những loại nho chuyên dùng để sản xuất rượu vang, vốn chưa hề có tại VN. Nhưng vào tháng 6 tới, lứa nho đầu tiên sẽ được thu hoạch tại Tà Nung (Đà Lạt), mở màn cho vang VN đúng nghĩa. Công đầu cho thành quả này là một ông Tây lãng tử...

    [​IMG]


    Cái thú phải chinh phục và tạo ra cho được những dòng rượu vang mới ở miền đất lạ đã đưa Daniel Carsol, đứa con trai của xứ sở rượu vang Avignon (Pháp), phiêu bạt. Gửi lại vùng Vaucluse trang trại nho lâu đời 150ha của gia đình, Daniel lang thang, lặn lội xứ châu Á cho hi vọng chinh phục mới.

    Gần 20 năm qua, dấu chân của gã trai thuộc đời thứ tư của dòng họ Carsol đã lần lượt in dấu qua đất nước Campuchia, Thái Lan, Lào, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản...

    “Hạ trại” ở VN

    Và Daniel đã cưới vợ cho đời mình cũng trên hành trình dài đi tìm vùng nho-vang mới đó. Ấy là thời điểm ngang qua Bình Thuận của Việt Nam đầu năm 2000, anh phải lòng một cô gái ở Hàm Tân. Cưới xong, anh đưa cô gái trồng lúa VN về xứ Vaucluse trồng nho, công việc tuyệt vời như bà cố, bà nội, bà má anh làm thuở nào. Anh tự nhận mình vì mê nho, như bao gã con trai xứ rượu vang Avignon (với các nhãn hiệu vang Côte du Rhône nổi tiếng) mà rơi vào tội bất hiếu. Quá mười năm trước, ngày mẹ anh qua đời, anh đang lang bạt tìm đất trồng nho ở Campuchia. Đầu năm ngoái, 2008, đến lượt người cha ra đi, anh lại đang trồng nho trên một ngọn núi heo hút ở VN. Trước đó, khi hay tin người cha 97 tuổi đổ bệnh, Daniel dự định trong lòng phải về ở bên ông ít nhất một tháng để được tự tay chăm sóc.

    Từ Đà Lạt, anh gọi về cho người cha đang nằm trên giường bệnh. Người cha ấy nhắn nhủ: đã là kẻ trồng nho thì đừng thoái lui, không được mềm lòng trước chuyện vặt vãnh, mà chuyện ông bệnh hay chết cũng là bình thường, già thì phải bệnh, ra đi như cây nho già. “Hãy chinh phục cho được cây nho ở những miền đất lạ, thỏa chí của mình đi, thế là cha vui!”.

    Campuchia cùng những vùng đất Đông Á khác đã không mỉm cười với cây nho, và Daniel mặn nồng hi vọng hơn với VN. Nhưng khi “hạ trại” ở VN, anh “thấm đòn” ngay sau đấy không lâu. Ấy là vào năm 2004, khi vườn nho đầu tiên do anh trồng hơn 1ha trên vùng Tà Lài (thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) lên xanh tốt, thành công đang phía trước thì bất ngờ “cuộc hôn nhân” của anh với đối tác VN đổ vỡ. Anh lại ra đi sau khi đã đổ mồ hôi suốt mấy chục tháng trời ở vùng đất ấy cùng số vốn 100.000 EUR lận lưng. Anh mang hi vọng đi tiếp dù có chút ê chề...

    Ông Tây trồng nho

    Daniel đi chinh phục vùng nho - vang trong tâm thế của một nông dân, một kỹ sư về nho, một chuyên gia rượu vang, một nhà đầu tư. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng lúc đó đang kêu gọi đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao. Daniel biết đó là cơ hội của mình.

    Năm 2007, anh liên kết với Công ty DaLat Beco (một hãng chuyên sản xuất rượu vang bằng nho ăn trái Ninh Thuận, hoặc nước cốt nho lên men rượu mua từ Pháp cộng vào với nước ép trái cây đặc sản Đà Lạt) để có cơ hội trồng nho. Anh thuê được 15ha đất với thời hạn 50 năm trên đỉnh Tà Nung, cách Đà Lạt 23km. Những mẫu đất lấy từ ngọn núi Tà Nung được đưa về Viện Nghiên cứu nho và rượu vang ở Avignon (Pháp) để phân tích. Kết quả: “đất chua, nhiều axit... nhưng vẫn có thể trồng nho được”.

    [​IMG]

    Từ cuối năm 2007 đến nay, người ta thấy anh xuất hiện trên đỉnh núi heo hút ở tận Tà Nung. Không ai ở Đà Lạt biết trồng nho nên Daniel trở thành nông dân đầu tiên ở Đà Lạt trồng thứ cây này. Hằng ngày anh phải vào nhiều vai: nông dân, kỹ sư nông nghiệp, chuyên gia về cây nho, làm tất tần tật việc của nông trại, từ mở đường, lái máy cày xới đất, tạo luống, be hàng, đến trồng nho non, xịt thuốc sâu, tưới cây, đo ẩm, kiểm tra lá, dĩ nhiên cả việc hướng dẫn, đào tạo những nông dân được thuê vào làm.

    Nhưng chông gai nhất vẫn là “hiểu” cho ra đất. Daniel bảo cái đất trên núi Tà Nung này chẳng giống ai, quá nhiều axit nên tìm cách khử để đưa ra một đáp số về cân bằng các chất rất khó suốt nhiều tháng trời. Nhưng chính nguyên lý: “sự khác thường của đất là sự bất ngờ của rượu (vang)” trở thành niềm cổ vũ cho anh. Bốn chủng giống nho lý tưởng để chế biến rượu vang cũng từ đó được Daniel đưa từ Pháp sang. Nhưng rồi nho đặt xuống, những tháng đầu gật gà, không hề bung đọt, trổ lá được.

    “Nghệ thuật trồng nho/tạo vang là nghệ thuật ẩn mình đọa đày nên cứ dang tay cho nó hành vô tư!” - anh hạnh phúc khi đưa tay nâng niu chùm trái nho trên cây sau một năm chinh phục thành công. Khác với những vườn nho dưới Ninh Thuận trồng phải làm giàn cho nho bò, nho Daniel trồng từng cây lên thẳng, khi cao đến 1,5 -1,8m là được chặt ngang để nảy cành ra nhánh mà trổ bông, ra trái.

    Để ra đời nông trại có 30.000 cây nho trên núi Tà Nung, Daniel và DaLat Beco đã lập một doanh nghiệp trồng nho gọi tên là Công ty liên doanh Nho DaLat, với thỏa thuận trái sản xuất ra phải ưu tiên bán hết cho DaLat Beco làm rượu vang. Một người Việt giữ vị trí phó giám đốc trong liên doanh thấy Daniel quá vất vả, chi phí đầu tư vào nông trại trên núi lại quá khủng khiếp, thế là ông đã không nhận lương hằng tháng. Ông nói: “Nếu anh ấy thành công, đó cũng là quà tặng đặc biệt cho VN mình rồi!”.

    “Bản sắc” vang từ nho núi Tà Nung

    Trần Phú Lộc, giám đốc một hãng rượu vang ở Đà Lạt, nói thẳng: “Chúng ta chỉ làm được vang bình dân, không thể tạo ra được vang chất lượng cao”. Theo ông, hiện VN vẫn đang sản xuất vang bằng thế liệu với phụ liệu: lấy nho ăn trái tươi (ít hương đặc trưng, kém vị, vỏ dày, nước ít từ vùng nho ăn trái dưới xứ nóng Ninh Thuận) trộn với nước ép trái dâu tằm lên men, hay nhập nước cốt nho rượu từ Pháp, thậm chí là pha trộn với rượu vang thượng hạng từ Pháp... Chế biến rượu vang như thế sẽ không thể gọi là “nền sản xuất rượu vang”.

    Ông Lộc bảo muốn được thừa nhận là “quốc gia rượu vang” thì điều đầu tiên phải làm là trồng được nho, các nước Pháp, Ý, Chile, Úc... vang đó mới “vang”!

    Và nay, đang có một nông trang chuyên nho rượu như thế. Đặc điểm riêng biệt của thổ nhưỡng, khí hậu, cùng chủng loại giống trồng khác nhau sẽ cho ra phẩm chất trái nho mỗi vùng mỗi khác, từ đó tạo ra hương vị, bản sắc vang ở đó. Bây giờ mới là vụ lấy trái đầu tiên, nhưng bằng bề dày của một chuyên gia rượu vang, Daniel dự báo: hương vị rượu vang từ nho núi Tà Nung sẽ thanh thoát, có nhiều mùi hương của trái. Đó là bản sắc vang!

    Daniel tính toán nếu trời và người không hại, kể từ năm sau trở đi mỗi năm nông trại nho Tà Nung sẽ cho 5 tấn trái/ha. Từ quãng năm thứ 5-10 trở đi sẽ cho ổn định 25-30 tấn/ha, tương đương tổng lượng nước cốt nho có được 250 -300 tấn/năm. Chừng đấy lượng nước cốt kia sản xuất ra được 200.000-250.000 lít rượu vang đặc trưng/năm. Tuy nhiên, so với nhu cầu dùng đến 10-15 triệu lít rượu vang/năm của VN hiện nay thì lượng nho kia quả chưa thấm vào đâu. Những người quản lý ngành nông nghiệp ở Đà Lạt dự báo nếu nông trại nho của Daniel thành công, chắc chắn sẽ mở ra một phong trào trồng nho sản xuất rượu vang lớn ở VN trong nay mai. Và Daniel là người đã kích hoạt cho “nền sản xuất rượu vang” ấy.

    Hằng ngày ai thấy một ông Tây trạc 45 tuổi, ăn vận kiểu nông dân Pháp lặng lẽ tự lái chiếc xe jeep con màu xanh cây rừng vào ra Tà Nung - Đà Lạt thì đó là Daniel.
     


Chia sẻ trang này