Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


Toàn Quốc Thanh niên hãy mạnh dạn khởi sự doanh nghiệp

Thảo luận trong 'VIỆC LÀM ĐÀ LẠT - NHÀ TUYỂN DỤNG' bắt đầu bởi phidoigabay, 7/6/12.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. phidoigabay

    phidoigabay Thành Viên Vi Phạm

    Tham gia ngày:
    21/2/12
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Thanh niên hãy mạnh dạn khởi sự doanh nghiệp


    Giao lưu doanh nhân trẻ, doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt cùng thanh niên, sinh viên về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp ngày 1/9/2010 tại TP.HCM đã thu hút trên 1.000 sinh viên và 200 doanh nghiệp Sao Vàng Đất Việt.
    [​IMG]
    Buổi giao lưu do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chỉ đạo tổ chức, với mục tiêu gắn kết doanh nghiệp và thanh niên. Ông Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết, buổi giao lưu diễn ra nhằm chia sẻ kiến thức, kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp, các khó khăn thanh niên, sinh viên hay gặp phải khi khởi nghiệp như: lựa chọn ý tưởng kinh doanh, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, marketing và bán hàng, phát triển thương hiệu, quản lý tài chính và nguồn vốn, phát triển và quản lý nhân sự...
    [​IMG]
    Cần có ý tưởng kinh doanh

    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Trung Nguyên chia sẻ kinh nghiệm, điều quan trọng nhất khi khởi nghiệp là phải xác định được lĩnh vực mình yêu thích. Phải có đam mê và nhiệt huyết, và phải xuất phát từ chính bản thân mình chứ không phải chạy theo phong trào. Cần theo đuổi và thực hiện đam mê, ý tưởng đến cùng. Tuy nhiên, trước khi khởi nghiệp và lập nghiệp các bạn sinh viên, thanh niên nên đi làm công trước để tích luỹ kinh nghiệm rồi hãy làm chủ. Bởi theo ông, quá trình tích luỹ sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc về sau. Nếu không có kiến thức tích luỹ khi sự việc, tình huống xảy ra bạn sẽ bí trong vấn đề xử lý và dễ gặp thất bại. “Song, dù làm công hay làm chủ thì bản thân phải luôn ở tâm thế làm chủ chính mình”, ông Vũ nhấn mạnh.

    Ông Vũ lưu ý đến các thanh niên, sinh viên khi khởi nghiệp cần chú ý đến việc học tập và trau dồi kiến thức không chỉ ở lĩnh vực ngành nghề mình đam mê, theo đuổi, hoạt động mà cần phải học ở tất cả các lĩnh vực khác như lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật… Mỗi lĩnh vực sẽ cho ta kiến thức để vận dụng vào cuộc sống một cách logic, uyển chuyển và hiệu quả.
    [​IMG]
    Ông Vũ còn nhấn mạnh thanh niên, sinh viên phải trau dồi kỹ năng mềm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hầu hết thanh niên, sinh viên khi đi xin việc đều thiếu kỹ năng mềm như: kỹ năng nói chuyện, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống… Những kỹ năng mềm là yếu tố cần để khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp.

    Tiếp cận nguồn vốn?

    Vấn đề lo lắng nhất và đau đầu nhất của thanh niên, sinh viên khi khởi nghiệp đó là nguồn vốn, không biết lấy từ đâu. Ông Lê Chí Thông, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á chia sẻ về việc tiếp cận nguồn vốn. Theo ông Thông, thanh niên, sinh viên khi muốn có vốn để khởi nghiệp có thể tiếp cận từ gia đình, bạn bè, người quen, mời họ góp vốn. Một cách tiếp cận khác là vay từ ngân hàng, tìm hỗ trợ từ các tổ chức xã hội, từ nhà cung cấp hàng hoá, từ khách hàng. Nhưng nguồn vốn quan trọng nhất vẫn là nghị lực và ý chí của bản thân.

    "Nếu bạn đã cố gắng gõ cửa các nguồn vốn trên nhưng những cánh cửa vẫn chưa mở ra thì bạn không nên vội vàng thất vọng và đóng lại những ước mơ và khát khao khởi nghiệp của mình. Bạn vẫn còn có một nguồn vốn quan trọng mà bạn có thể huy động, đó chính là ý chí, nghị lực và khát khao của chính mình. Đây mới là nguồn vốn lớn nhất, dồi dào nhất và bền vững nhất dành cho công ty tương lai của bạn”, ông Thông nói. Ông Thông cho rằng, hãy tiếp tục làm việc nhiều hơn nữa và tiết kiệm hơn nữa để tích luỹ vốn liếng tiền bạc cho sự khởi nghiệp; hãy tiếp tục mài sắc hơn nữa ý tưởng kinh doanh của mình hay tích luỹ thêm kinh nghiệm để chuẩn bị cho sự khởi nghiệp; hãy mở rộng quan hệ để có thêm những người cùng chia sẻ và hỗ trợ cho dự án khởi nghiệp của bạn.
    Khởi nghiệp và lập nghiệp trên www.ThanhGiong.vn

    Một tình huống thử tài bán hàng của sinh viên ngay tại buổi giao lưu.
    Ông Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cho biết, Thực hiện Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015” và Quyết định số 761 QĐ/TƯĐTN ngày 11/8/2009 của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về việc phê duyệt Dự án “Tư vấn, hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp”, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Cổng Tri thức Thánh Gióng phối hợp với TOPICA tổ chức khóa học đầu tiên của Chương trình “Đào tạo trực tuyến về Khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp cho thanh niên” trên www.thanhgiong.vn. Chương trình bắt đầu từ ngày 1/8/2010.

    Khoá học được tổ chức nhằm phổ biến kiến thức và đào tạo thông qua Internet những kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; cung cấp những kỹ năng về khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp. Đặc biệt, các khoá học này có sự tham gia của các chuyên gia, doanh nhân trẻ thành đạt chia sẻ kinh nghiệm về mô hình khởi sự doanh nghiệp và đồng thời kêu gọi các doanh nhân ký cam kết bảo trợ 1.000 ý tưởng lập nghiệp của thanh niên.

    Tham gia khóa học, các học viên sẽ được học về nhận thức và phát triển năng lực doanh nhân, lựa chọn ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh; tên và cấu trúc công ty; marketing và mạng lưới bán hàng; công nghệ và tổ chức sản xuất; vấn đề nhân sự lúc khởi nghiệp; nguồn tài trợ và các vấn đề tài chính và những vấn đề phát sinh và rủi ro. Mỗi khóa học bắt đầu với 1 buổi gặp mặt khởi động của doanh nhân thành đạt, giảng viên và học viên. Sau đó học viên trao đổi thông tin với doanh nhân, giảng viên hàng tuần qua mạng trong thời gian 1 tháng. Hệ thống Elearning của Cổng tri thức Thánh Gióng và TOPICA cung cấp các bài giảng đa phương tiện; trắc nghiệm bài thực hành tình huống sinh động, giúp học viên tiếp thu hiệu quả hơn.

    Các bạn thanh niên, sinh viên không có điều kiện đăng ký học theo lớp vẫn có thể đăng ký học bằng hình thức tự nghiên cứu giáo trình trên thanhgiong.vn và các tài liệu tham khảo do thanhgiong.vn cung cấp để các bạn có thể làm bài kiểm tra giữa và cuối kỳ. Cuối khóa học, các bạn thanh niên, sinh viên sẽ phải làm 1 bài để kiểm tra kiến thức và những học viên đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ.

    Chia sẻ
     


  2. phidoigabay

    phidoigabay Thành Viên Vi Phạm

    Tham gia ngày:
    21/2/12
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Khởi nghiệp – Ý tưởng nhỏ, tham vọng lớn


    (Petrotimes) – “Nếu có niềm đam mê với kinh doanh, hãy bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ, nhưng lại chứa đựng tham vọng lớn” – đó là lời chia sẻ của ông Đặng Đức Dũng – Tổng giám đốc Kangaroo Group (Khu vực châu Á Thái Bình Dương); Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Hà Nội với các bạn thanh niên, sinh viên trong buổi Giao lưu khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Hà Nội.

    Chương trình do báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội Doanh nhân trẻ Hà Nội, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và trường ĐH Lao động – Xã hội đã tổ chức tại Hà Nội vào 24/4 vừa qua.

    Tinh thần nghiệp chủ của thanh niên

    Đó là tựa đề bài chia sẻ của nhà sử học Dương Trung Quốc với sinh viên trường ĐH Lao động – xã hội. Ông khẳng định sinh viên, thanh niên ngày nay có được cơ hội tiếp cận và học hỏi trong kinh doanh tốt hơn thế hệ cha anh trước đây.

    Ông chia sẻ, thế hệ trước chỉ bước vào con đường kinh doanh khi không thể vào được những cơ quan nhà nước, việc lập doanh nghiệp để kinh doanh, buôn bán là bất đắc dĩ. Lúc này, việc kinh doanh hoàn toàn tự phát, không được hướng dẫn, ít được học hỏi và có sự chia sẻ từ những người đi trước.

    Thêm vào đó, quan niệm của người Việt Nam “dĩ nông vi bản”, coi nông nghiệp là cái gốc của nền kinh tế, đối với những người kinh doanh – thương nhân từ trước còn quá khắt khe. Trong 4 tầng lớp chính của xã hội gồm “sĩ, nông, công, thương”, người thương nhân bị đánh giá thấp nhất.
    [​IMG]
    Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Các bạn thanh niên thời nay có nhiều cơ hội hơn thế hệ trước"

    Trong quan niệm, người Việt ta xưa cho rằng nghề kinh doanh chỉ là buôn nước bọt, mua chỗ này rẻ rồi bán chỗ kia đắt, ăn chênh lệnh, không làm ra của cải vật chất, sản phẩm tinh thần cho xã hội.

    Trong thời đại mới, vai trò của thương nhân đã được coi trọng hơn nhiều. Vào ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời được một tháng.

    Trong bức thư này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công – Thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới Công – Thương trong công cuộc kiến thiết này”.

    Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng tầng lớp thương nhân cũng như việc kinh doanh của họ, coi đó là một yếu tố quyết định trong sự nghiệp phát triển đất nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc đã dẫn câu chuyện dưa hấu của Mai An Tiêm, ẩn trong đó là ý chí mong muốn tồn tại, vươn lên để quay trở về với cuộc sống bình thường, với vua cha; hành động khắc tên lên quả dưa hấu cũng chính là một cách để khẳng định và quảng bá thương hiệu của chính mình.

    Thời Pháp thuộc, trong bối cảnh thuộc địa, đã có rất nhiều thương nhân vươn lên làm giàu bằng ý chí và lòng tự tôn dân tộc như Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Văn Vĩnh, Lương Văn Can…

    Đặc biệt, thương nhân Bạch Thái Bưởi đã quan sát và học tập cách kinh doanh của người Pháp và chọn con đường kinh doanh nghề mộc và đường nội thủy, có khả năng cạn tranh với Hoa kiều và người Pháp.

    Nhà trí thức Lương Văn Can, cùng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí đã đưa ra tư tưởng duy tân từ đầu thế kỷ 20, chủ trương thành lập ở Hà Nội trường Đông Kinh Nghĩa Thục với khẩu hiệu nổi tiếng “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.

    Từ đó sẽ phát triển thành phong trào học tập, tiếp thu văn minh thế giới, mở mang dân trí, chấn hưng văn hóa đất nước, làm cho nước nhà giàu mạnh.

    Thông qua những tấm gương ấy, nhà sử học Dương Trung Quốc đã khơi nên tinh thần làm giàu, làm chủ của nhiều bạn thanh niên, học sinh tham gia chương trình giao lưu. Ông khẳng định, các bạn thanh niên thời nay có điều kiện hơn cha anh rất nhiều, các bạn được sống trong “bể” thông tin, được dìu dắt, chia sẻ, học hỏi từ những người đi trước. Tuy nhiên, ông cũng chia sẻ: “Chúng ta đang gặp bối cảnh cực kỳ khó khăn vì hiện nay có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản. Đây là thách đố mà các bạn cần phải nhìn lại để tự tin hơn và sẵn sàng dấn thân trong sự nghiệp của mình. Và tôi nghĩ rằng các bạn sẽ có cơ hội tốt đẹp hơn vì khi ra trường các bạn đã có bàn tay chìa ra để nâng đỡ trong sự nghiệp phấn đấu của mình” .

    Ý tưởng nhỏ, tham vọng lớn


    Cũng tại buổi giao lưu, ông Đặng Đức Dũng – Tổng giám đốc Kangaroo Group (Khu vực châu Á Thái Bình Dương), Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ Hà Nội; ông Phạm Quang Dũng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tasco (TARIC) và bà Lê Thúy Hạnh – Phó Tổng Giám đốc Micronet Group đã cùng chia sẻ kinh nghiệm lập dự án khởi nghiệp với các bạn sinh viên.

    Từ một công chức có thu nhập khá giả ở huyện Hải Hậu (Nam Định), ông Phạm Quang Dũng đã từ bỏ mức lương và cuộc sống nhàn hạ để theo con đường kinh doanh. Ông chia sẻ, năm 1997, khi nhận thấy việc di chuyển của người dân từ Nam Định lên Hà Nội và các thành phố khác rất khó khăn, ông đã quyết định lập công ty vận tải chuyên chở hành khách và đạt được thành công nhất định. Sau đó ông buôn thuyền lõng, xe công nông, kinh doanh vận tải… Cứ nhìn thấy nhu cầu xã hội là ông bắt tay vào làm.

    Ông cho biết “vấn đề là bạn có dám làm không? Có dám đi qua nỗi sợ hãi không mà thôi”. Và ông đã nói lên “cái dám” của mình như một bức tranh sinh động vẽ về chặng đường đã qua. Ông thẳng thắn: “Tôi khuyên các bạn, nếu chúng ta nảy sinh ý tưởng thì phải hành động ngay mới biến ý tưởng thành sức mạnh, thành dự án của mình”.

    Để khởi nghiệp, ông Đặng Đức Dũng khẳng định, trước hết phải có niềm đam mê phát triển sản phẩm và có kỹ năng về đối ngoại, cùng việc hoạch định được chính sách cho sản phẩm của mình trên thị trường. Để thành lập được một công ty thì không có nhưng để nó sống còn trên thương trường không phải dễ và để phát triển được trên thị trường quốc tế còn khó khăn hơn rất nhiều.
    [​IMG]
    Ý tưởng nhỏ, tham vọng lớn

    Ông cũng khuyên các bạn trẻ cần bắt đầu từ những ý tưởng nhỏ để phát triển đi lên, không ai có thể làm được gì lớn ngay từ đầu bởi nếu không có kinh nghiệm thì ý tưởng lớn cũng dễ bị “gãy” giữa chừng. Điều quan trọng là các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức, đạo đức và cái tâm trong sáng; thêm vào đó, cần trải nghiệm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân để có thêm kinh nghiệm khi tự mình kinh doanh, giúp công ty có thể đứng vững trên thương trường.

    Đạt giải Nhì cuộc thi Khởi nghiệp 2011, bạn Phạm Ngọc Thắng – Tác giả Dự án Phần mềm quản lý điện năng và tối ưu hóa máy tính – iSave cũng chia sẻ, ý tưởng kinh doanh không bắt đầu từ những cái to tát: “Mình nghĩ tới phần mềm này từ việc hóa đơn tiền điện của gia đình quá nhiều trong khi đã sử dụng rất nhiều biện pháp tiết kiệm điện. Từ đó, mình đã thiết kế phần mềm iSave nhằm giảm điện năng sử dụng cho máy tính”.

    Thắng cho biết lượng điện năng mà iSave tiết kiệm dự tính có thể giúp Việt Nam “tiết kiệm” được một nhà máy thủy điện. Nhận được phản hồi tích cực về phần mềm này, Thắng như có thêm động lực để tiếp tục kế hoạch cải tiến phần mềm để áp dụng được trên các thiết bị di động và hi vọng lượng điện năng tiết kiệm sẽ tăng lên nhiều.

    Với những góp ý chân thành của các doanh nhân thành đạt, chương trình “Giao lưu khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên Hà Nội” đã góp phần giúp các bạn thanh niên, sinh viên có lòng đam mê kinh doanh có thêm nhiều hiểu biết cũng như kinh nghiệm từ những người đi trước, từ đó có thêm động lực và bài học để định hướng con đường kinh doanh phát triển của mình.
     

Chia sẻ trang này