Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


Đà Lạt Thông tin cho bạn nào có ý định vào làm ở càphê Bích Câu- đối diện vườn hoa thành phố

Thảo luận trong 'VIỆC LÀM ĐÀ LẠT - NHÀ TUYỂN DỤNG' bắt đầu bởi ngaykhongby, 15/3/13.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. ngaykhongby

    ngaykhongby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/3/13
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    - Hãy hỏi rõ ràng thời gian làm, ca làm, mức lương...đừng nghe mức lương từ người đã từng làm, đang làm nói với bạn mà không hỏi nữa.Vì sau này nhận lương bạn có thể nhận mức lương thấp hơn so với người khác với các lý do khác nhau.
    - Trang phục của nhân viên phục vụ, tiếp thực, thu ngân được may đo cho từng người, nhưng nếu nghỉ bạn phải phục vụ 1 năm trở lên mới được nhận luôn. Còn nếu nghỉ mà làm không đủ 1 năm bạn buộc phải mua lại bộ trang phục đó( bao gồm áo, quần), trả lại thì quản lý không nhận với lý do mỗi người có 1 số đo riêng. Số tiền trang phục nếu phải trả là mấy trăm ngàn
    - Thời gian nhận lương chung là ngày mùng 5 của tháng mới, ngày 15 của hàng tháng được ứng lương.
    - Tiền tip của khách chia theo tỉ lệ 4/6, nhân viên phục vụ 4, nhà bếp 6 Tiền tip chủ yếu từ sự phục vụ chu đáo của nhân viên phục vụ mà chia tỉ lệ đó thì không công bằng
    - Đi muộn một vài phút, có việc gấp xin nghỉ ít phút, nghỉ nửa ca...đều bị cộng dồn thời gian nghỉ lại. Đến cuối tháng quản lý tính tổng thời gian hao tổn đó của từng người mà trừ tiền.
    - Người hiền lành, chăm chỉ làm việc đôi khi lại thua thiệt hơn kẻ lươn lẹo, cơ hội, lấy cái miệng đỡ cái tay...ở Bích Câu quán:4:
    - Mặc dù vào làm không kí hợp đồng lao động với những điều khoản nôm na như: "nếu 1 trong 2 bên tự ý phá vỡ hợp đồng thì phải đền bù 1 khoản tiền bao nhiêu đó..". Nhưng nếu nghỉ ngang mà không có sự đồng ý của quản lý ( chị Xuân, mọi người thường gọi vậy) dù đã báo trước sẽ nghi trong 1 tuần, 10 ngày...gì đó; thì cũng sẽ không được trả lương. Với đủ thứ lý do như làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh khi thiếu người...Có người làm cả nửa tháng, gần 1 tháng nghỉ ngang cũng bị ăn chặn mà không làm gì được. Nói thẳng ra kiểu quỵt tiền này là ăn chặn tiền của người làm khi thấy họ không còn muốn làm cho quán nữa, một kiểu ăn cướp trơ tráo !
    Trong topic có tiêu đề: "cần tuyển pha chế" (raovatdalat.vn/diendan/showthread.php?t=267184), chủ pic có ngụy biện rằng: "các bạn đi làm cà phê bạn nghỉ ngang rồi cùng lắm là mất mấy ngày lương chứ lấy đâu ra 20tr mà bắt bạn hoàn trả, lúc đó mà còn tìm được bạn mới lạ á. còn việc bạn đi làm mà nghỉ ngang, hay nghỉ không phép thì rõ ràng là bạn sai rồi". Nghỉ hay tiếp tục làm là quyền của mỗi người lao động, hơn nữa chỉ là thỏa thuận bằng miệng, chẳng có giấy tờ hợp đồng lao động gì rằng buộc (ở đây là nói nhân viên phục vụ, tiếp thực chủ yếu là sinh viên, bạn trẻ). Mà dù có kí hợp đồng lao động rồi thì nếu nghỉ ngang chỉ phải bồi thường một khoản nào đó, lương thì chủ vẫn phải hoàn trả cho người lao động. Vậy cô Xuân - quản lý Bích Câu lấy lý gì mà nói việc nghỉ ngang của nhân viên là sai ? Còn nghỉ không phép là trong một số ngày rồi làm tiếp, còn đã nghỉ luôn thì chẳng ai dại không nhận lương hết, không thể gán ép nghỉ ngang và nghỉ không phép với nhau được.
    Chắc việc ăn chặn tiền mồ hôi công sức của nhân viên nghỉ ngang là không sai ? :68:

    -Bích Câu garden có một vị thế đẹp nhưng nhân viên thì ít người gắn bó lâu dài, nhiệt tình. Đơn giản vì quản lý tìm mọi cách để có lợi cho mình nhất, bất luận thua thiệt đến nhân viên, nhất là người không còn ý định cống hiến thời gian công sức cho quán nữa. Nhưng ở đời cũng công bằng thôi, được cái này thì mất cái kia, ai đã từng làm ở Bích Câu cũng đều biết :21:
     


  2. davidmrbin

    davidmrbin Thành viên cấp 1

    Tham gia ngày:
    22/3/11
    Bài viết:
    1,908
    Đã được thích:
    2
    upppp cho mọi người chú ý!!!!!!!!!!!!!!!
     
  3. tinhnhi3

    tinhnhi3 Thành viên cấp 2

    Tham gia ngày:
    25/8/11
    Bài viết:
    2,581
    Đã được thích:
    2
    Nước ngoài nếu ký hợp đồng lao động rồi, nghĩ ngang k những không được nhận lương còn bị phạt tiền đấy bạn à.Đó là lý do tại sao kỷ luật lao động ở VN kém. Bạn cứ đi làm cho các công ty tư nhân bạn sẽ rõ hơn
     
  4. timeofdoom3

    timeofdoom3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/2/13
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    up lên cho mọi nguời biết nào hihi
     
  5. myhien240511

    myhien240511 Thành viên

    Tham gia ngày:
    29/4/12
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Hèn gj tuyen nhan vien mà tuyen hoài,quản lý hách dịch.
     
  6. Thu Trang Vo

    Thu Trang Vo Thành viên

    Tham gia ngày:
    22/11/12
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    ui. minh thay dang tuyen nhan vien lien tuc nen biet chac co van de nen chang vao lam. may qua :D
     
  7. khoapna

    khoapna Thành viên cấp 6

    Tham gia ngày:
    3/3/11
    Bài viết:
    26,750
    Đã được thích:
    64
    up cho mọi ng­ười cảnh giác
     
  8. tinhvan0203

    tinhvan0203 Thành viên

    Tham gia ngày:
    8/11/10
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Theo đúng luật : nghi ngang không thông báo truoc đúng thời gian quy định : 15 ngày với thời vụ, 30 ngày với lao động có hop đồng (có thể có các thỏa thuận khác theo hợp đồng) : trừ 1/2 tháng luong nha bạn. Nguoc lại nếu quản lý cho bạn nghỉ ngang cũng phải hoàn thêm cho bạn ... Mình thấy chủ quán không sai chỉ có thể khộng thông báo truoc từ đầu để mọi người hiểu cũng như sinh viên hỏng nắm luật lao động.
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/3/13
  9. ngaykhongby

    ngaykhongby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/3/13
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    (Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại điều 37)

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.




    Đó là quy định đối với lao động đã kí kết hợp đồng lao động thời vụ và hợp đồng lao động chính thức nhé. Còn với lao động thời vụ vào làm việc chỉ thỏa thuận bằng miệng với người sử dụng lao động về lương, thời gian... thì sao nào ? Lấy lý gì mà trừ lương họ ? Ở Bích Câu không ít nhân viên làm chỉ với sự thỏa thuận bằng miệng với quản lý đâu.
    Cũng cần phải tính đến thời hạn của hợp đồng lao động đã kí kết mới áp dụng mức phạt 1/2 lương nhé

    Sao không thấy bạn nói gì đến thói ăn chặn không trả tiền lương cho nhân viên nghỉ ngang nhỉ ? Hành vi này là đúng luật, là không sai à ?
     
    Chỉnh sửa cuối: 16/3/13
  10. ngaykhongby

    ngaykhongby Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/3/13
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Ở Việt Nam thì hãy tuân theo và tôn trọng luật pháp Việt Nam đã, luật các quốc gia khác nhau. Công ty tư nhân thì cũng thuộc lãnh thổ Việt Nam, quan trọng là quản lý thế nào thôi. Đọc lại luật lao động Việt Nam đi nha
     

Chia sẻ trang này