quang cao chua co khach dat

Đà Lạt Tục cúng xóm của người Đà Lạt

Thảo luận trong 'ĐÀ LẠT XƯA & NAY' bắt đầu bởi Mr.Huy, 1/2/11.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. Mr.Huy

    Mr.Huy Thành viên

    Tham gia ngày:
    21/1/11
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    [​IMG] - Cuối năm, trên những con hẻm nhỏ của thành phố Đà Lạt lại thơm ngát mùi hương với tục cúng xòm. Ngày này, già trẻ, gái trai trong xóm đều ra khấn vái cầu mong cả xóm năm mới an lành, hòa thuận, giai đình gặp nhiều may mắn.

    Những người dân nơi đây cho biết, tục cúng xóm đã hình thành từ rất lâu ở Đà Lạt. Từ khi những người đầu tiên từ các tỉnh khác tới định cư đã lập nên phong tục này. Và ngày nay nó đã trở thành một nét văn hóa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

    Ngoài ý nghĩa tâm linh, tục cúng xóm ở Đà Lạt còn mang một ý nghĩa khác, đó là thắt chặt tình đoàn kết giữa các gia đình sinh sống trong xóm, bởi những người sống ở Đà Lạt đều là dân góp từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Cúng xóm là dịp tốt nhất để mọi người trong khu phố gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.

    [​IMG]
    Cúng xóm đã trở thành một nét văn hóa độc đáo của người Đà Lạt

    Bắt đầu từ 15 tháng Chạp, mỗi gia đình trong xóm sẽ đem tiền đến đóng cho người đừng đầu xóm. Số tiền không bắt buộc, tất cả đều tùy tâm. Gia đình nào khá giả thì có thể đóng nhiều, nếu điều kiện không cho phép thì cũng không ai ép phải đóng. Sau đó, cả xóm sẽ chọn một ngày tốt để chuẩn bị đồ lễ tiến hành cúng xóm. Địa điểm đặt cúng là ngoài trời, đầu cổng đi vào trong xóm.

    Ở Đà Lạt, cúng xóm nhất quyết phải có hai mâm: mâm thượng và mâm hạ. Ở mân thượng bày tiền âm phủ, quần áo giấy, hoa quả và không thể thiếu được những khúc mía, khoai, sắn, thịt sống và trứng sống…

    Những người lớn tuổi lý giải, trước đây Đà Lạt là đất của tộc người Lạch, K’ho, Mạ… sinh sống. Mía, sắn, khoai…là thức ăn chủ yếu của các tộc người đầu tiên sinh sống ở đây và để mời họ về ăn. Còn thịt và trứng sống là thờ hổ và các loại thú rừng ăn thịt. Bởi xưa kia Đà Lạt là một vùng đối núi hiểm trở cũng là nới sinh sống của nhiều loại thú dữ, trong đó có hổ, báo.
    Ở mâm hạ, gồm có gà, xôi, giò, chả… là những thức ăn hằng ngày được dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên của những gia đình trong xóm.

    [​IMG]
    Cúng xóm nhất quyết phải có 2 mâm; mâm thượng và mâm hạ.

    Sau khi hoàn tất các nghi lễ, cỗ được dọn về một gia đình rộng rãi nhất xóm hoặc khoảng đất trống ngay đường vào xóm để tất cả mọi người cùng dự.
    Ông Nguyễn Văn Nam (87 tuổi) ngụ tại đường Bùi Thị Xuân, phường 2 cho biết, cúng xóm là một nét văn hóa độc đáo của người dân Đà Lạt. Đây là ngày để mọi người có dịp gặp gỡ nhau đông đủ nhất. Nếu trong năm qua, gia đình nào có xích mích gì sẽ được cả xóm đứng ra hòa giải, xóa bỏ mọi hiềm khích.

    Trong buổi lễ, họ cùng chúc cho nhau năm mới với những lời tốt đẹp nhất. Và đây cũng có thể gọi là Tết chung của người dân trong xóm.

    K. L
     


  2. Voulez Vous

    Voulez Vous Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/10/13
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    ôiii, ngày xưa ơiii
     

Chia sẻ trang này