quang cao chua co khach dat
Dismiss Notice

đăng tin việc làm miễn phí: Group việc làm xem


Tuyển sinh đại học 2017: Chọn ngành nào để tránh thất nghiệp?

Thảo luận trong 'TUYỂN SINH- GIA SƯ- DA LAT' bắt đầu bởi lando, 25/7/17.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. lando

    lando Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/6/17
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    0
    Con số gần 200.000 cử nhân ĐH, CĐ đang thất nghiệp khiến những thí sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2017 cảm thấy bất an, lo lắng. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia giáo dục, nếu thí sinh có sự chuẩn bị kỹ càng về ngành nghề, cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi ra trường sẽ trở nên dễ dàng hơn.
    [​IMG]

    Theo nhiều chuyên gia giáo dục, khi chọn ngành thí sinh nên quan tâm trước hết đến năng lực, sở thích cá nhân sau đó mới đến yếu tố nhu cầu thị trường. Ảnh: D.N.

    Ngành nào cũng “hót” nếu đam mê

    Qua nhiều mùa tuyển sinh vừa qua nhiều chuyên gia giáo dục rút ra một thực tế là có khá nhiều thí sinh chọn ngành, chọn nghề theo “phong trào” mà không quá chú tâm đến đam mê, sở thích, năng lực cũng như nhu cầu việc làm và biến động của thị trường. Rất nhiều sinh viên khi bước chân vào đại học còn chưa hiểu rõ hoặc hiểu lơ mơ về ngành mình đã chọn theo học, cá biệt có sinh viên còn “vỡ mộng” với những câu cảm thán như: Ngỡ như? Tưởng như? Theo lời cô Nguyễn Đình Tuấn Lê, giảng viên ĐH Tài nguyên môi trường Hà Nội, bản thân cô đã tiếp xúc rất nhiều với sinh viên năm đầu, các em không hiểu lắm về ngành mình đã chọn, ngành mình vừa trúng tuyển. Bên cạnh đó cũng không ít sinh viên năm cuối, nhiều em tỏ ra chán nản không có hứng thú học tập.

    “Vì không đam mê nên các em không tìm thấy hứng thú say mê trong học tập, dẫn đến hiện tượng học để đối phó với những môn thi, dẫn đến kết quả học tập không cao. Do vậy khi chọn ngành thí sinh cần tính tới yếu tố đam mê, lòng ham thích bởi đó là động lực để vượt khó, vươn lên. Ngay cả khi chọn nghề đúng nhưng nếu như không ngừng tự hoàn thiện từ năng lực chuyên môn đến kỹ năng mềm để đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai thì cũng khó có được một nghề tốt”, cô Nguyễn Đình Tuấn Lê chia sẻ.

    Cũng trao đổi về cùng chủ đề, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho biết, khi chọn nghề thí sinh cần chú ý đến 3 yếu tố quan trọng. Đầu tiên cần nắm bắt được nhu cầu xã hội, xu hướng phát triển của ngành nghề đó trong những năm tới. Thứ hai là năng lực, sở trường bản thân thí sinh có đáp ứng ngành nghề đó không và cuối cùng khi chọn ngành cầm xem xét ngành nghề đó có đúng với những hoài bão, ước mơ của mình hay không bởi nếu thí sinh chọn đúng nghề, cơ hội phát triển nghề nghiệp cao, dễ thành công.

    Còn theo quan điểm của ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, nghề nào cũng có thể “hót” nếu chọn nghề phù hợp với 3 yếu tố: Khả năng, điều kiện bản thân, năng lực sở trường. Bởi thực tế cho thấy hiện ngành nghề nào nhu cầu thị trường cũng luôn có, vấn đề chỉ là bản thân người lao động có đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường hay không.

    Cũng theo ông Cao Văn Sâm, thí sinh khi chọn ngành chọn nghề nên bỏ tâm lý coi cánh cửa đại học là lối dẫn duy nhất bước vào thị trường lao động, bởi bên cạnh 200.000 cử nhân ĐH, CĐ đang thất nghiệp thì vẫn có những lao động phổ thông nhưng tay nghề cao thu nhập hàng trăm triệu tháng. Dẫn chứng về điều này, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thông tin, với nghề hàn, công nhân trình độ kỹ thuật cao, hàn 6G thu nhập bình thường khoảng 45- 50 triệu/tháng, bên cạnh đó không hiếm những trường hợp có thu nhập khoảng 50-90 triệu đồng/tháng. “Đặc biệt theo tôi được biết hiện Công ty Lilama đang trả cho lao động hàn 6G ở mức từ 100 đến 110 triệu đồng/tháng”, ông Cao Văn Sâm thông tin.

    Ngoại ngữ, tin học- cánh cửa vào tương lai

    Chọn ngành gì để tránh thất nghiệp là điều quan tâm hàng đầu của thí sinh hiện nay, song theo nhiều chuyên gia giáo dục, chỉ cần chọn ngành dựa vào đam mê, năng lực, sở trường cộng với việc trang bị tốt các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào cơ hội việc làm cũng mở ra. Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng, người xưa đã dạy “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, có những người làm nghề nấu ăn nhưng rất giỏi được trả lương vài nghìn USD chứ đâu phải chỉ có học ĐH, CĐ, làm cử nhân, thạc sỹ mới được trọng vọng còn nấu ăn là không vinh quang.

    Cũng theo ông Trần Xuân Nhĩ, để cơ hội kiếm việc làm cao hơn, khi chọn ngành, thí sinh cần tìm hiểu thông tin về xu hướng thị trường lao động trong vòng 10 năm tới, chứ không phải chỉ ở thời điểm 4- 5 năm sau khi tốt nghiệp. Xã hội đang đòi hỏi sự năng động nên chọn những ngành nghề năng động để dễ kiếm việc hơn là những nghề đặc thù như luật sư, giáo viên... Ví dụ, các trường có ngành công tác xã hội và dịch vụ xã hội, du lịch, ra trường cơ hội kiếm được việc làm cao. Thí sinh cũng có thể chọn ngành kinh tế, thương mại để có thể tự thân lập nghiệp, kinh doanh đa dạng các ngành nghề... Song theo ông Trần Xuân Nhĩ, dù chọn ngành nào thí sinh cũng cần học hành một cách có trách nhiệm, tránh tâm lý qua loa, hời hợt, bởi 4 năm giảng đường nếu biết tận dụng tốt, thí sinh sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm cần thiết cho tương lai. Bên cạnh đó trong điều kiện thị trường lao động hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự cạnh tranh nguồn lao động tăng cao và yêu cầu lao động phải có chất lượng. Trong đó, tiếng Anh, công nghệ thông tin là chìa khóa để thực hiện việc này. “Một người có thể không phải là kỹ sư nhưng muốn sửa một chiếc máy hỏng, anh ta hoàn toàn có thể tự tìm kiếm phương pháp sửa nếu anh ta được trang bị tốt kỹ năng tin học và tiếng anh để tìm kiếm phương pháp, đọc hiểu các tài liệu nước ngoài”, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam nêu quan điểm.

    Đồng quan điểm, ông Cao Văn Sâm cho rằng, Việt Nam đang tham gia cộng đồng kinh tế chung ASEAN thì người lao động Việt Nam phải cạnh tranh từng vị trí việc làm với đội ngũ nhân lực đến từ các nước có trình độ tay nghề cao, trình độ tiếng Anh, tin học thành thạo. Trong một thị trường lao động ngày càng cạnh tranh quyết liệt, người lao động công tác trong các ngành dịch vụ như du lịch hay các ngành kỹ thuật như cơ khí, xây dựng…, được trang bị tốt các kỹ năng mềm cộng với khả năng tin học, ngoại ngữ tốt sẽ không bao giờ đối diện với nỗi lo thất nghiệp.

    Đưa ra lựa chọn nghề một cách cụ thể hơn, cô Nguyễn Đình Tuấn Lê cho rằng, trong các đợt tuyển sinh những năm trước cho thấy, ngành nông, lâm, ngư rất ít được thí sinh quan tâm, tuy nhiên ngành nông lâm là ngành học có rất nhiều cơ hội kiếm việc bởi Nhà nước đầu tư rất lớn vào ngành này để thúc đẩy sản xuất, song một số quan niệm còn sai lầm khi cho rằng ngành này học 4 năm đại học ra sau đó về làm… nông dân. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng về nhóm ngành này sinh viên ra trường sẽ rất dễ xin việc, bởi vì theo phân tích nhu cầu lao động đến năm 2020, nguồn nhân lực trong ngành nông, lâm, ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Sinh viên ra trường không phải làm các công việc ở ngoài đồng lúa hay trên rừng mà chỉ làm các công việc nghiên cứu, chế tạo.
     


Chia sẻ trang này