quang cao chua co khach dat

Đà Lạt Về Đà Lạt xem "cúng xóm"

Thảo luận trong 'ĐÀ LẠT XƯA & NAY' bắt đầu bởi nhp1088, 15/1/12.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. nhp1088

    nhp1088 Quản Trị Viên Thành viên BQT Quản Trị Viên

    Tham gia ngày:
    3/10/08
    Bài viết:
    10,240
    Đã được thích:
    35
    Người dân ở Đà Lạt - Lâm Đồng cho hay, tục "cúng xóm" đã hình thành khi những người đầu tiên từ các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế tới định cư tại đây. Trong ngày "cúng xóm", già trẻ, gái trai trong xóm đều ra khấn vái cầu mong một năm mới an lành, hòa thuận…

    [​IMG]
    Người dân ngõ 28 đường Bùi Thị Xuân - TP Đà Lạt quây quần bên lễ "cúng xóm".​

    “Cúng xóm” phải có 2 mâm
    Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, mọi người quay cuồng trong cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền, nhiều khi láng giềng chẳng biết mặt nhau, tình làng, nghĩa xóm dần vơi cạn thì tục lệ cúng xóm quả là đáng quý, đáng được lưu giữ, bảo tồn.


    Cứ vào khoảng 15 - 20 tháng Chạp hằng năm, trên những con hẻm nhỏ của TP Đà Lạt (Lâm Đồng) người dân lại tổ chức cúng xóm (cũng có xóm tổ chức cúng vào đầu năm từ ngày mồng 8 - 12 tháng Giêng).

    Để cúng xóm, mỗi gia đình trong xóm sẽ đem tiền đến đóng cho người đứng đầu xóm. Số tiền hoàn toàn tùy tâm, không bắt buộc, gia đình nào khá giả thì có thể đóng nhiều, nếu điều kiện không cho phép thì cũng không ai ép phải đóng. Có xóm còn lập ra hẳn một quỹ chung để lo việc cúng xóm. Quỹ này còn được dùng vào việc cúng giao thừa xóm, cúng đầu năm, trao học bổng cho con em học giỏi và hỗ trợ cho những gia đình có việc đột xuất, cần đến tiền...

    Gần đến ngày cúng xóm, cả xóm họp lại để bàn bạc, phân công nhiệm vụ. Thường thì các chị, các bà sẽ lo việc đi chợ, bếp núc. Cánh đàn ông lập bàn cúng, bưng dọn và phụ trách sắp xếp bàn ghế ăn tiệc. Sau đó, cả xóm sẽ chọn ngày tốt để tiến hành cúng xóm.

    Trước đây, cúng xóm được thực hiện cho cả một khu phố hay một xóm lớn nhưng hiện nay dân cư đông hơn nên cúng xóm thường được thực hiện theo từng xóm nhỏ (hoặc ngõ) gồm 5 - 7 nhà. Ngày trước, địa điểm đặt bàn cúng nhất thiết là phải ngoài trời và là trục đường chính của xóm đi qua hay đầu cổng đi vào trong xóm. Bây giờ thì nơi tổ chức tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng xóm mà làm, thường chọn nhà nào có không gian rộng rãi, thoáng mát, người chủ nhà năm đó ăn nên làm ra, có người đỗ đạt, vinh hiển, đức độ để tổ chức cúng.

    Người chủ lễ cúng xóm trước đây thường là các cụ ông có uy tín trong xóm, mặc áo gấm, khăn đóng đứng làm lễ, nay thì người chủ lễ có khi là ông tổ trưởng tổ dân phố hay bà chi hội trưởng hội phụ nữ khu phố là được. Tuy nhiên, đó vẫn phải là người có uy tín trong làng xóm, khối phố.

    Trong lễ cúng xóm ở Đà Lạt, người chủ lễ khấn Thánh hoàng làng, cầu cho mọi người trong xóm được bình an, sức khỏe dồi dào. Tại buổi lễ này, luôn có một chậu nước và một đống lửa bên cạnh bàn thờ cúng. Các cụ cao niên cho biết đó chính là sự ảnh hưởng của nét văn hóa người Thượng (lấy lửa làm trung tâm). Cũng có ý kiến cho rằng chậu nước để các vị thần rửa mặt, rửa tay, đống lửa để họ sưởi ấm do vùng đất này vốn rất lạnh.

    Ở Đà Lạt, cúng xóm phải có hai mâm: mâm thượng và mâm hạ. Ở mâm thượng bày tiền âm phủ, quần áo giấy, hoa quả và không thể thiếu được những khúc mía, khoai, sắn, thịt sống và trứng sống... Những người lớn tuổi lý giải, trước đây Đà Lạt là đất của tộc người Lạch, K'ho, Mạ... sinh sống. mía, sắn, khoai là thức ăn chủ yếu của họ, việc cúng các sản vật này với ý nghĩa nhớ lại cội nguồn, mời các chủ nhân đầu tiên của vùng đất về thụ lộc. Còn thịt và trứng sống là dành cho hổ và các loại thú rừng, bởi xưa kia Đà Lạt là một vùng đối núi hiểm trở, cũng là nơi sinh sống của nhiều loại thú ăn thịt. Ở mâm hạ có gà, xôi, giò, chả... là những thức ăn hằng ngày được dùng để thờ cúng ông bà, tổ tiên của những gia đình trong xóm.

    [​IMG]
    Bác Lê Ích Quý, ngụ tại 48bis đường Hai Bà Trưng - TP Đà Lạt đang làm lễ bên "mâm thượng".​
    [​IMG]
    Đống lửa và thau nước trong lễ "cúng xóm". Ảnh tư liệu​


    Thắt chặt tình nghĩa
    Số tiền dành để cúng xóm hoàn toàn tùy tâm, không bắt buộc, gia đình nào khá giả thì có thể đóng nhiều, nếu điều kiện không cho phép thì cũng không ai ép phải đóng. Có xóm còn lập ra hẳn một quỹ chung để lo việc cúng xóm. Quỹ này còn được dùng vào việc cúng giao thừa xóm, cúng đầu năm, trao học bổng cho con em học giỏi và hỗ trợ cho những gia đình có việc đột xuất, cần đến tiền…


    Sau khi việc cúng bái đã xong, cỗ được dọn về một gia đình rộng rãi nhất xóm hoặc khoảng đất trống ngay đường vào xóm để tất cả mọi người cùng thụ lộc.

    Ngoài ý nghĩa tâm linh, cúng xóm còn là dịp để mọi người trong khu phố, thôn xóm gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. Đây cũng là dịp để các gia đình trong xóm ngồi lại với nhau bàn chuyện làm ăn hoặc xóa bỏ những xích mích thường ngày, cùng bước vào một năm mới thân tình, vui vẻ.

    Tại một buổi lễ cúng xóm, chị Lê Thị Yến ngụ tại 48bis đường Hai Bà Trưng - Đà Lạt chia sẻ: "Anh chị em gia đình tôi, mỗi người một công việc, Nhiều người đi làm ăn rất xa, ít khi gặp nhau, nhưng cứ đến cuối năm là lại họp mặt để "cúng xóm gia đình". Việc cúng lễ do anh trai tôi thực hiện tại nhà. Ngày trước gia đình tôi cũng cúng xóm cùng khu phố nhưng nay do anh chị em đông, gia đình chúng tôi lại sống tập trung tại một ngõ nên cuối năm "cúng xóm đại gia đình" thôi, cho tiện thu xếp".

    Tôi cũng được chị Nguyễn Thị Thủy sống tại ngõ 28 đường Bùi Thị Xuân cho hay, xóm nhà chị chỉ có 7, 8 nhà, có nhà đi làm ăn tận Sài Gòn nhưng dịp cuối năm thì dù có làm gì mọi người cũng tranh thủ về để cúng xóm, rất đông vui.

    Thanh Ngân​
     


  2. khocnole

    khocnole Thành viên cấp 3

    Tham gia ngày:
    8/10/11
    Bài viết:
    4,171
    Đã được thích:
    1
    nay cũng mới cúng xong
     
  3. dangnguyen

    dangnguyen . Quản Trị Viên

    Tham gia ngày:
    29/6/10
    Bài viết:
    54,985
    Đã được thích:
    156
    CHỉ có ở Dalat hay sao ta?
     
  4. Tynharry

    Tynharry Thành viên cấp 1

    Tham gia ngày:
    9/9/11
    Bài viết:
    1,627
    Đã được thích:
    0
    up'........!
     
  5. TĐK

    TĐK Mod Rao Vặt Đà Lạt Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    13/5/10
    Bài viết:
    6,562
    Đã được thích:
    0
    ở đâu mà chẳng cúng:D
     
  6. NguyenPhongvn

    NguyenPhongvn Mod Rao Vặt Đà Lạt

    Tham gia ngày:
    16/5/10
    Bài viết:
    4,314
    Đã được thích:
    16
    Trong xóm đạo không có cúng nhé:63:
     
  7. dalat_city

    dalat_city Thành viên

    Tham gia ngày:
    20/7/11
    Bài viết:
    726
    Đã được thích:
    1
    cái này rất hay
     
  8. khoapna

    khoapna Thành viên cấp 6

    Tham gia ngày:
    3/3/11
    Bài viết:
    26,750
    Đã được thích:
    64
    1 phong tục rất hay
     
  9. baonhi108033

    baonhi108033 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/2/12
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Rảnh pa` co'
     
  10. phattaitn

    phattaitn Thành Viên Vi Phạm

    Tham gia ngày:
    26/10/12
    Bài viết:
    588
    Đã được thích:
    0
    Vui quá nhỉ...có những phong tục thật là thú vị
     

Chia sẻ trang này