quang cao chua co khach dat

Về vụ tranh chấp hợp đồng thuê Thương xá La Tulip Đà Lạt

Thảo luận trong 'ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi Dang Tin, 28/11/18.

Tags: Add Tags

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. Dang Tin

    Dang Tin Thành viên cấp 3

    Tham gia ngày:
    12/8/10
    Bài viết:
    4,653
    Đã được thích:
    99
    Công ty Nguyễn Phát, nguyên đơn vụ Tranh chấp hợp đồng thuê Thương xá La Tulipe Đà Lạt, cho rằng bị thiệt thòi quyền lợi sau khi Tòa tuyên án nên đã đề nghị kháng nghị bản án này.

    Ông Nguyễn Ngọc Phát, đại diện pháp luật của Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát là nguyên đơn trong vụ kiện thụ lý số: 15/2017/TLST-KDTM ngày 10/11/2017 về việc “Tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng, tranh chấp về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do một bên đề nghị hủy hợp đồng” với bị đơn Công ty CP Dịch vụ - Du lịch Đà Lạt. Vụ án này đã được TAND TP. Đà Lạt xét xử sơ thẩm vào ngày 26/10/2018 vừa qua. Tuy nhiên sau khi toà tuyên án, nhận thấy bị thiệt thòi quyền lợi nên đại diện pháp luật của Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát đã có đơn trình lên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đề nghị kháng nghị bản án này.

    Cùng một vụ việc, chứng cứ nhưng nhận định khác nhau...

    Ngày 01/01/2016, ông Tạ Hoàng Giang - Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt đã ký kết hợp đồng thương mại số 01/HĐTM với Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát (do ông Nguyễn Ngọc Phát làm đại diện), nội dung hợp đồng là cho ông Phát thuê mặt bằng tại Thương xá La Tulipe Đà Lạt (do Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt sở hữu quản lý).

    [​IMG]
    Thương xá La Tulipe Đà Lạt.

    Ngày 08/1/2016, ông Phát chuyển số tiền thỏa thuận cho đại diện Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt qua ông Lê Văn Báo (phụ trách Thương xá La Tulipe) với số tiền cọc và tiền thỏa thuận để Công ty Nguyễn Phát được quyền ký hợp đồng thuê mặt bằng tại Thương xá La Tulipe, tổng cộng là: 9 tỷ 65 triệu đồng. Tuy nhiên, đến ngày 05/04/2016, phía Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt (cũng do ông Giang ký) gửi văn bản số 126 về việc “Hủy hợp đồng số 01/HĐMB” cho Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát. Do bị đơn vi phạm thỏa thuận nên buộc công ty Nguyễn Phát phải khởi kiện để bảo vệ quyền lợi.

    TAND TP. Đà Lạt đã thụ lý vụ án về việc “tranh chấp hợp đồng thuê mặt bằng” giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát và bị đơn là CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt. Tháng 1/2017, TAND TP. Đà Lạt đã xét xử và tuyên buộc Công Ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt Đà Lạt phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát với số tiền là: 37 tỷ 685 triệu đồng.

    Nhưng đến tháng 8/2017 TAND tỉnh Lâm Đồng xét xử phúc thẩm do có kháng cáo và đã tuyên hủy án sơ thẩm để giao về TAND TP. Đà Lạt xét xử lại, với lý do: một, chưa làm rõ vai trò của các ông Báo, Hùng, Giang, Khánh trong việc ký hợp đồng và nhận số tiền 9 tỷ 65 triệu đồng; hai, do Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt cho rằng không hề nhận số tiền này và ông Giang đã lợi dụng quyền hạn để ký hợp đồng trái quy định chứ hoàn toàn ông Giang không có quyền ký hợp đồng với Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát.

    Ngày 26/10/2018 vừa qua, TAND TP Đà Lạt xét xử vụ án về việc “Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại cho thuê mặt bằng và tranh chấp về phạt vi phạm bồi thường thiệt hại do một bên đề nghị hủy hợp đồng”. Tại phiên tòa này, TAND TP Đà Lạt tuyên hợp đồng kinh doanh thương mại thuê mặt bằng số 01/HĐMB ghi ngày 1/1/2016 đã ký giữa Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát với Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt là vô hiệu.

    TAND TP Đà Lạt lần này tuyên chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện tranh chấp về hợp đồng kinh doanh thương mại thuê mặt bằng và tranh chấp về bồi thường thiệt hại do một bên đề nghị hủy hợp đồng của Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát với Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt. Buộc Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt có trách nhiệm thanh toán cho Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát số tiền 5.306.300.000 đồng là 1/2 thiệt hại của nguyên đơn do hợp đồng bị bị đơn hủy...



    Một điều hết sức lạ, mặc dù nhận định hợp đồng giao kết là hợp pháp, nhưng hội đồng xét xử lại không đề cập đến nội dung thỏa thuận của hợp đồng, để rồi cho rằng lỗi của cả hai bên là tự mâu thuẫn với nhận định của chính mình.

    Ngay sau khi bản án sơ thẩm đã được tuyên (ngày 27/10/2018), ông Nguyễn Ngọc Phát, đại diện pháp luật của Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát (trụ sở tại TP Đà Lạt) đã làm đơn trình lên Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, cho rằng có sự vi phạm pháp luật của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên và bản án sơ thẩm, đồng thời ông Phát cũng đã đề nghị kháng nghị bản án này.

    Theo trình bày, ông Nguyễn Ngọc Phát cho rằng có những vi phạm tố tụng tại phiên tòa. Cụ thể, khi phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án kiểm sát viên đã đọc từ một tập tài liệu được đánh máy sẵn, mà không căn cứ vào kết quả tranh tụng, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.

    Về áp dụng sai pháp luật của bản án, thể hiện:Hợp đồng thương mại số 01/HĐMB (sau đây gọi tắt là hợp đồng số 01) ngày 01/01/2016 đã được ký kết hợp pháp giữa bên cho thuê là Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt (bị đơn) và bên thuê là Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát (nguyên đơn), phù hợp với các quy định của pháp luật thương mại và dân sự, nên phải được các bên thực hiện.

    Mặc dù vụ án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 do hai pháp nhân giao kết, nhưng lại là hoạt động thương mại đặc thù (cho thuê mặt bằng-bất động sản) được quy định tại Bộ luật Dân sự nên căn cứ Điều 4 Luật Thương mại, khoản 2 và khoản 3, pháp luật áp dụng để giải quyết trong vụ án này là Bộ luật Dân sự 2005.

    Theo bản án, hội đồng xét xử sơ thẩm và kiểm sát viên đều cho rằng, hợp đồng số 01 vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được, căn cứ khoản 1, khoản 2 của Điều 411 Bộ luật Dân sự 2005, vì một phần đối tượng thuê (mặt bằng) không thể thực hiện được (do ông K’Thành Nhơn đang sử dụng một phần mặt bằng).

    Về điều này, giữa bị đơn Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt và ông K’Thành Nhơn không tồn tại bất kỳ hợp đồng thuê mặt bằng nào, hay nói cách khác, ông K’Thành Nhơn đang sử dụng mặt bằng không có căn cứ pháp luật (Điều 183 BLDS). Hợp đồng số 01 đã được giao kết hợp pháp, sau đó bị đơn đã tự ý hủy hợp đồng, thế nhưng hội đồng xét xử vẫn cho rằng lỗi của cả hai bên để bao biện cho bị đơn là không đúng với quy định của pháp luật.

    Vì lẽ ra khi hội đồng xét xử thừa nhận việc giao kết là hợp pháp thì phải xem nội dung thỏa thuận của hợp đồng là bên bị đơn cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp với bên thứ ba, như vậy lỗi hoàn toàn ở đây là của bên bị đơn. Trong khi bên thuê là ông Nguyễn Ngọc Phát hoàn toàn không có lỗi trong việc giao kết, thực hiện và hủy bỏ hợp đồng.

    Về số tiền bị chiếm đoạt (9.065.000.000 đồng), thực tế đã được ông Phát chuyển khoản và đưa trực tiếp cho người quản lý mặt bằng thuê là ông Lê Văn Báo (theo điều tra của Công an tỉnh Lâm Đồng) là phù hợp với lời khai của ông Phát và chứng cứ vụ án. Các ông Giang, Khánh, Báo đều là những người trong ban giám đốc, nắm giữ chức vụ cao và đang làm việc cho Công ty CP Dịch vụ Du lịch Đà Lạt chứ không phải là làm việc cho ông Hoàng Mạnh Hùng.

    Và còn nhiều bất cập nữa trong vụ án đã được ông Nguyễn Ngọc Phát cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Công ty TNHH Du lịch Nguyễn Phát là nguyên đơn trong vụ án.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và sớm thông tin đến bạn đọc kết quả kháng cáo của Công ty Nguyễn Phát.

    Thanh An
     


Chia sẻ trang này