Đà Lạt NHÀ NGHỈ GẦN CHỢ ĐÀ LẠT

Thảo luận trong 'NHÀ NGHỈ KHÁCH SẠN ĐÀ LẠT' bắt đầu bởi NHATMAIHOTEL, 7/7/17.

Chia sẻ trang này

Cho thuê xe tự lái, hợp đồng du lịch, cưới hỏi - 0944 25 0000 xem chi tiết
  1. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Vậy Ma rừng có gì chơi bạn biết chưa ?

    Ma rừng lữ quán có gì ?
    Nhiều người vẫn hay đặt câu hỏi, Ma rừng lữ quán ở Đà Lạt có gì mà nhiều người phải lặn lội cực khổ vậy em ?

    Và bạn có thắc mắc, ma rừng có gì mà hầu như ai đi rồi cũng tấm tắc khen như vậy. Hãy tiếp tục, đoạn dưới sẽ giải thích vì sao nhiều người mê Ma rừng lữ quán đến vậy.

    1. Cảnh quan:
    • Không phải tự dưng người ta gọi Ma rừng lữ quán Đà Lạt là “công chúa ngủ quên”, “chốn bình yên giữa dòng đời hối hả”,”tiên cảnh giữa rừng sâu”…
    • Nếu nói đây là nơi có cảnh quan đẹp nhất Đà Lạt cũng không sai.
    2. Điểm nhấn:
    • Nếu bạn đang tìm hiểu Ma rừng thì chắc bạn đã nghe qua căn nhà màu tím bên sườn đồi rồi chứ, đây chính là một điểm nhấn của Ma rừng.
    • Điển nhấn thứ hai chính là hồ cá ngay cổng vào, hãy thử quấy nước hồ thử, bạn sẽ bất ngờ đấy.
    • Thứ ba chính là căn nhà nhỏ bên hồ, một vài chú vịt đang tung tăng và một chiếc vó nhỏ ở góc phải của hồ.
    • Thứ tư chính là những căn nhà gổ.
    • Thứ sáu là cảnh quan quanh hồ. Bạn hãy đi dạo quanh hồ một vòng thử xem, shelfie không một điểm chết.
    • Và cuối cùng chính là bữa tiệc BBQ vào ban đêm.
    • [​IMG]


    Đường đi và cách đi đến Ma rừng lữ quán.
    – Đường đi từ Đà Lạt vào Ma rừng lữ quán rất đẹp và cũng khá dễ để tìm ra. Bạn hãy điền vị trí mình đang ở vào đây, mình sẽ chỉ bạn đến tận Ma rừng lữ quán Đà Lạt.

    1. Xe máy:
      – Nếu có ý định đi bằng xe máy thì bạn có thể thuê xe ở khách sạn hoặc liên hệ mình, xe số 90.000đ/ngày. Bạn nên đổ tầm 40.000đ xăng để đi nguyên cung đường này, vì vào sâu trong Ma rừng sẽ không có cây xăng. Nên cẩn thận vẫn hơn, lỡ hết xăng ở đây thì hậu quả thật khôn lường.

    2. Oto
      – Thuê một chiếc oto riêng, đi nguyên cung với những điểm còn lại sẽ tiết kiệm chi phí hơn là đi taxi. Chưa kể những bác tài chuyên lái xe du lịch là những người có nhiều kinh nghiệm đi đường và kiến thức du lịch đủ để làm hướng dẫn cho bạn. Một xe 7 chỗ cho cung đường này có giá tầm 800 đến 900/ngày đã bao gồm xăng xe, chi phí bến bãi và tài xế.

    3. Đi theo tour:
      – Nếu muốn tiết kiệm chi phí và tham quan trọn vẹn Ma rừng lữ quán cũng như những điểm khác như Làng cù lần bạn có thể đặt tour Ma rừng lữ quán.
    Lưu ý, kinh nghiệm đi Ma rừng lữ quán.
    – Không phải xe nào cũng có thể vào được Ma rừng nhé. Hãy nhớ cho mình những thông tin này, mình đi rất nhiều lần và đã từng đưa rất nhiều đoàn bằng nhiều phương tiện khác nhau vào đây rồi nên hãy tin lời mình, thay vì tin những bạn ngồi nhà gỏ phím.

    – Đường một bên là vách núi đá lỡ khi nào không hay, đường toàn đá sỏi và dốc.

    – Xe 45 chỗ chắc chắn không vào được, xe 29 chỗ có thể vào được vì nhiều xe vào rồi. Nếu xe 7 chỗ trở xuống mà tay lái yếu, xe gầm thấp thì nên cân nhắc. Vì đường vào là đường đất, rất nhỏ nên hãy cẩn thận khi quyết định vào, vì lỡ đi nữa đường rồi là khó để trở đầu ra.

    – Xe tay ga đời củ, quá yếu thì nên cân nhắc, nếu tay lái yếu nữa thì nên hủy ý định đi Ma rừng nhé.

    – Để đi Ma rừng an toàn và trọn vẹn thì một chiếc xe máy mạnh mẽ, một chiếc xe oto dưới 16 chỗ và một tay lái cứng là ok.

    [​IMG]
    Đường đi Ma rừng lữ quán

    1. Kinh nghiệm đi xe:
      – Nếu đi xe oto thì nên đi xe có gầm cao, mạnh mẽ sẽ an toàn hơn. Xe dưới 16 chổ và 29 chỗ, 34 chỗ vào được,nhưng xe 45 chổ thì nên ở nhà nhé.

    2. Kinh nghiệm vượt suối:
      Hiện tại cây cấu mới xây vượt suối tại cửa ngỏ vào Ma rừng để thay thế đập tràn củ đã hoàn thành. Không như trước đây bạn phải vượt đập tràn giờ đây có cây cầu mới bạn có thể băng suối dễ dàng.

    3. Thời điểm và thời gian thích hợp:
      Ma rừng mỡ cửa đón khách tất cả các ngày trong năm, nhưng theo mình khoảng thời gian đẹp nhất của Ma rừng là vào những tháng mùa khô và những thời điểm giao mùa hoặc những tháng cuối năm.

      Lúc này nó mới toát lên một vẽ “ma mị” đậm chất Ma rừng. Và thời điểm vàng để tham quan Ma rừng chính là sáng sớm và chiều tối. Trong không gian tĩnh mịt của rừng núi, tiếng chim kêu và tiếng suối chảy hòa vào làn sương nhẹ sẽ làm tăng thêm phần huyền bí của Ma rừng lữ quán.
    Tiếp tục với những hướng dẫn bên dưới.
    [​IMG]
    Nhà tím ở Ma rừng lữ quán Đà Lạt



     
  2. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

    Cơ sở lưu trú Nhật Mai nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm thành phố Đà Lạt, Cách chợ Đà Lạt 10 phút đi bộ. Khách sạn ngay trên đường lớn thuận tiện cho việc di chuyển.

    Hiện tại cơ sở Lưu trú Nhật Mai
    Có 2 loại phòng
    Phòng đôi giá: 340.000 đ /ngày / 4 người
    Phòng đơn giá: 200.000 đ /ngày / 2 người


    [​IMG]
    Nhật Mai Hotel cách chợ Đà Lạt. 10-11 Phút đi bộ

    liên hệ đặt phòng ngay
    ĐT: 0916 6333 93 - 0937 5216 33 (gặp A. Tuấn)
    Nhật Mai Hotel
    : 136 Đường 3/2 - Đà Lạt

    Gọi điện đặt phòng trước để đảm bảo phòng khách sạn có thể sắp xếp giữ phòng cho bạn. Theo kế hoạch lịch trình du lịch khám phá của bạn tại Đà lạt.

    Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách tại Nhật Mai

    [​IMG]

    Đà Lạt mộng mơ trong làn sương vào buổi sáng sớm. Ảnh: Long Quang Le.
     
  3. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét về Thác Liên Khương, Thác Liên Khương thuộc địa phận huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách TP. Đà Lạt chừng 30 km. Là một trong 3 thác nước đẹp nhất (hai thác còn lại là thác Gougah và thác Pongour) trên dòng sông Đa Nhim hùng vỹ.

    [​IMG]
    thác liên khương

    Thác rộng khoảng 200m, cao 50m, vào mùa khô khi lượng nước ít đi, thác trông nhỏ bé hơn. Bạn có thể đến đây vào tất cả các mùa trong năm. Nếu muốn chiêm ngưỡng sự hùng vỹ của thác nước thì mùa mưa là thích hợp nhất, ngược lại muốn ngắm vẻ đẹp bình yên, thơ mộng thì bạn có thể đến vào mùa khô, khi dòng nước chảy xuống thác chỉ tương đương một con suối nhỏ.

    Thác Liên Khương nằm bên quốc lộ 20, nếu đi qua cung đường này cũng sẽ cảm nhận được tiếng thác đổ ầm ầm. Nhiều lữ khách khi có dịp qua đây đều nán lại để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng thác.

    Thác Liên Khương từng được xếp hạng di tích quốc gia mang nhiều giá trị về cảnh quan và văn hóa. Do sự tác động của tự nhiên, thác không còn giữ được giá trị như trước nên đã bị thu hồi giấy phép xếp hạng.

    [​IMG]
    thác liên khương

    Ngày nay, hầu như tất cả các tour Đà Lạt 2 ngày 2 đêm hay dài hơn, du khách đều bỏ qua thác Liên Khương bởi vị trí cách khá xa TP.Đà Lạt, mất nhiều thời gian để di chuyển. Hay những tour đi Đà Lạt ngắn ngày như tour du lịch Đà Lạt 2 ngày 1 đêm thường chỉ đưa du khách thăm thú những địa điểm gần thành phố.

    Có thể nói, Thác Liên Khương là địa điểm thích hợp cho những ai thích đi phượt, vừa tự tổ chức cho mình một tour du lịch giá rẻ, vừa tự mình trải nghiệm khám phá những địa danh không có trong lịch trình các tour du lịch Đà Lạt phổ biến.

    Giá trị văn hóa của Thác Liên Khương

    Cao Nguyên Lâm Viên vốn là nơi cộng cư của nhiều dân tộc khác nhau. Mỗi địa danh nơi đây đều gắn liền với những giá trị văn hóa mang tính tộc người. Thác Liên Khương không chỉ là địa điểm du lịch về cảnh quan thiên nhiên, mà nơi đây còn ẩn chứa những truyền thuyết bí ẩn.

    Thác Liên Khương xưa kia được gọi tên là Liêng Kang, theo tiếng của đồng bào dân tộc thì Liêng có nghĩa là thác nước, Kang có nghĩa là con ong, con kiến. Tương truyền xưa kia, thác Liên Khương là dòng suối có nước chảy quanh năm, bao quanh là khu rừng nguyên sinh, cây cối hai bên bờ tốt tươi, trên bờ thì nhiều hoa thơm trái ngọt, dưới nước thì cá kéo đến quần tụ vô kể. Do đó mà lũ kiến vàng kéo đến nơi đây sinh sôi và phát triển, làm bá chủ vùng đất này, khiến cho con người và những muông thú khác không thể tiếp cận nguồn thực phẩm dồi dào nơi đây. Cuộc sống người dân ngày càng khó khăn khi mọi hoa thơm, trái ngọt đều bị kiến vàng chiếm lấy.

    Bất lực, dân làng đành cầu cứu thần lửa, nhưng bị đốt càng nhiều thì lũ kiến càng sinh sôi thêm. Sau đó, ngay cả Thần lửa cũng đành phải chịu thua kiệt sức. Dân làng phải dâng lễ vật cầu cứu Yàng (trời) và xin Yàng diệt giặc kiến vàng. Yàng thương tình dân làng đói khổ nên đã sai thần mưa, thần sấm sét làm lụt to, nước sông Đa Nhim dâng cao cuốn trôi hết giặc kiến vàng. Từ đó dân chúng sống ấm no hạnh phúc. Thác Liên Khương ngày nay chính là nơi búa sét của thần sét giáng xuống tạo thành dòng thác cuốn trôi giặc kiến vàng.

    Thác Liên Khương – Nơi vẻ đẹp bị lãng quên

    Vì nhiều lý do khác nhau, thác Liên Khương bây giờ không phải là địa điểm cuốn hút nhiều du khách, nhưng đây vẫn là một địa điểm đáng để thăm thú khi đến Đà Lạt. Vẻ đẹp hoang sơ, ít bị tác động của con người là những nét bạn có thể khám phá ở thác Liên Khương.

    [​IMG]
    thác liên khương

    Thời gian đẹp nhất để đến thác Liên Khương là vào tháng 10, 11, đây cũng là lúc Tây Nguyên bước vào mùa khô. Dù bạn không được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vỹ của thác với dòng nước chảy ầm ầm, bọt tung trắng xóa nhưng đổi lại bạn sẽ được đắm mình vào không gian thơ mộng, trữ tình mang đậm chất Tây Nguyên.

    Dòng thác lúc này không còn thét gào như chàng Sơn Tinh đang trong cơn giận dữ mà bây giờ đã trở thành người thiếu nữ dịu hiền với mái tóc buông dài. Thác Liên Khương được bao bọc bởi sắc vàng ruộm của màu hoa dã quỳ hai bên bờ. Dòng nước chảy róc rách, nhẹ nhàng mang những cánh hoa đi về phía hạ du để gieo mầm sự sống.

    Dòng nước ít đi cũng là lúc lòng sông lộ ra những phiến đá như ma trận nhấp nhô thoát ẩn, thoát hiện. Xa xa là những ngọn núi được phủ một màu xanh đầy thơ mộng. Nếu bạn là “type” người yêu thích sự lãng mạn thì ngắm hoàng hôn trên Thác Liên Khương quả thật là một điều tuyệt vời.
     
  4. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Ma Rừng Lữ Quán - trái tim giữa núi rừng Đà Lạt

    Để vào được Ma Rừng Lữ Quán, du khách phải đi qua những đoạn đường đất, đá gồ ghề cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 25 km theo hướng Suối Vàng.

    [​IMG]

    Các bạn có thể đi theo chỉ dẫn của Google Maps. Khoảng 20 km đầu, đường khá dễ đi. Đường chỉ thật sự khó khăn ở khoảng 3 km cuối vì chỉ toàn đá và dốc.





    [​IMG]

    Ngã ba tình trên đường vào Ma Rừng Lữ Quán. Sau đoạn này, đường ngày càng khó đi nên các bạn hãy chạy xe cẩn thận và thật vững tay lái.





    [​IMG]

    Những con đường ngập tràn hoa sim tím sẽ khiến các bạn nao lòng.





    [​IMG]

    Sự bình yên nơi đây sẽ xua tan mệt mỏi sau quãng đường khó khăn bạn vừa phải vượt qua.





    [​IMG]



    [​IMG]

    Những cơn mưa phùn bất chợt càng làm cảnh vật nơi đây thêm hữu tình.





    [​IMG]

    Hình ảnh chiếc xuồng bên hồ làm du khách cứ ngỡ đây là miền Tây sông nước.





    [​IMG]

    Vẻ đẹp hoang sơ của những căn nhà gỗ như đưa du khách lạc vào thế giới cổ tích.





    [​IMG]

    Vẻ mộng mị của những căn nhà tím giữa rừng thông, nơi có thể hiện thực hóa những giấc mơ hưởng thụ cuộc sống thật sự thư giãn.





    [​IMG]

    Những bông hoa của núi rừng đua nhau khoe sắc.





    [​IMG]

    Đêm ở Ma Rừng Lữ Quán tĩnh lặng và bình yên.





    [​IMG]



    [​IMG]

    [​IMG]

    Cơ sở lưu trú Nhật Mai nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm thành phố Đà Lạt, Cách chợ Đà Lạt 10 phút đi bộ. Khách sạn ngay trên đường lớn thuận tiện cho việc di chuyển.

    Hiện tại cơ sở Lưu trú Nhật Mai
    Có 2 loại phòng
    Phòng đôi giá: 340.000 đ /ngày / 4 người
    Phòng đơn giá: 200.000 đ /ngày / 2 người


    [​IMG]
    Nhật Mai Hotel cách chợ Đà Lạt. 10-11 Phút đi bộ

    liên hệ đặt phòng ngay
    ĐT: 0916 6333 93 - 0937 5216 33 (gặp A. Tuấn)
    Nhật Mai Hotel
    : 136 Đường 3/2 - Đà Lạt

    Gọi điện đặt phòng trước để đảm bảo phòng khách sạn có thể sắp xếp giữ phòng cho bạn. Theo kế hoạch lịch trình du lịch khám phá của bạn tại Đà lạt.

    Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách tại Nhật Mai

    [​IMG]
     
  5. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    NHÀ THỜ CON GÀ

    GIỚI THIỆU NHÀ THỜ CON GÀ ĐÀ LẠT
    Nhà thờ con gàĐà Lạt nằm trên đường Trần Phú còn được gọi tên gọi khách là Nhà thờ Chánh Tòa. Nơi đây tập trung rất nhiều Khách sạn Đà Lạt nổi tiếng như Dalat Palace, Sammy...

    Nhà thờ Con gà là một trong những kiến trúc cổ xưa tiêu biểu còn xót lại từ thời Pháp thuộc. Đây là một trong những nhà thờ lớn nhất của Đà Lạt. Sở dĩ nhà thờ có tên gọi là con gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn.

    [​IMG]

    Toàn cảnh nhà thờ con gà - ảnh Osalam

    Nhà thờ được bắt đầu xây dựng từ năm 1931 tới năm 1942 thì hoàn thành. Nhà thờ con gà có chiều dài 65m và chiều cao là 47m. Nếu quý khách có dịp leo lên tháp chuông thì có thể nhìn thấy một số cảnh đẹp trong thành phố. Phần phía trên cao của nhà thờ được lắp 70 tấm kính màu mang đậm phong cách của kiến trúc Châu âu thời trung cổ. Cứ mỗi dịp giáng sinh nhà thờ con gà lại đón rất nhiều khách du lịch Đà Lạt tới dự lễ và tham quan.

    Nhà Thờ Con Gà trên Youtube

    Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ hình ảnh của độc giả Quach Ngọc về nhà thờ con gà để quý khách có cái nhìn tổng thể hơn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Không ở đâu mà hoa trạng nguyên có cái màu đỏ rừng rực như trên mảnh đất cao nguyên Đà Lạt này.
    [​IMG]
    Vẻ đẹp đối xứng của 2 công trình cổ điển và hiện đại, tôn giáo và công nghệ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột, mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
    Giờ lễ và địa chỉ Nhà Thờ Con Gà Đà Lạt
    Ngày thường : Sáng 5h15 , Chiều 17h15

    Chủ nhật : 5h15, 7h, 8h30, 16h, 18h

    Cha Phaolo Lê Đức Huân

    Địa chỉ : 15 Trần Phú

    Điện thoại : 0633.821.421


    Nhật mai hotel cách nhà thờ 15 phút đi bộ.

    View attachment 109857

    Liên
    hệ đặt phòng ngay
    ĐT: 0916 6333 93 - 0937 5216 33 (gặp A. Tuấn)
    Nhật Mai Hotel : 136 Đường 3/2 - Đà Lạt

    Gọi điện đặt phòng trước để đảm bảo phòng khách sạn có thể sắp xếp giữ phòng cho bạn. Theo kế hoạch lịch trình du lịch khám phá của bạn tại Đà lạt.

    Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách tại Nhật Mai
     
  6. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Thác đẹp nhất vào mùa mưa với lượng nước lớn chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội, nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm.
    Vị trí: Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ,cách trung tâm thành phố du lịch Đà Lạt Lâm Đồng hơn 2km về phía tây.

    Thác Cam Ly gắn với sự biết ơn của người dân một ngôi làng thuộc tộc người Lạt về vị tù trưởng tên K’ Mly. Theo thời gian, và theo cách phát âm của những người dân thuộc dân tộc khác, tên thác bị đọc chệch thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt. Cam là ngọt và ly là thấm vào giữa.

    Dòng chảy thác Cam Ly cao khoảng 10m, tuy không cao nhưng dòng nước vẫn mang nét mạnh mẽ và cũng không kém dịu dàng. Đây là ngọn thác đi vào rất nhiều thơ văn và bài hát. Thác là một trong những biểu tượng không thể thiếu của thành phố sương mù giống như một số điểm du lịch Đà Lạt: Hồ Xuân Hương hay Hồ Than Thở. Song đáng buồn là hiện nay thác Cam Ly bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thượng nguồn dồn về. Nhiều du khách tận mắt chứng kiến vô cùng tiếc nuối,mong rằng một ngày nào đó lại được nhìn ngắm thác Cam Ly hùng vĩ, tinh khiết như xưa.

    [​IMG]
    Thác Cam Ly hùng vĩ

    Thác Cam Ly có vị trí khá gần trung tâm thành phố Đà Lạt, cách khu Hòa Bình chỉ khoảng 2km, hầu như du khách nào khi đi du lịch Đà Lạt cũng đều ghé đến nơi này. Nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, thác có độ cao khoảng 30m, vào mùa khô ít nước nhưng đến mùa mưa thì thác cuồn cuộn tung bọt trắng xóa. Quanh thác là rừng thông xanh, là hoa cỏ tươi nở quanh năm. Trong tiếng gió của rừng thông reo là âm thanh róc rách dịu dàng của thác Cam Ly kiều diễm. Không chỉ là điểm đến làm du khách bốn phương hài lòng thích thú, thác Cam Ly còn là bức tranh phong cảnh tuyệt vời đi vào thơ ca của biết bao tâm hồn lãng mạn biết bao nhiêu năm qua. Dưới ngòi bút của họ, Cam Ly trở thành một khung trời mang vẻ bồng lai tiên cảnh ngay nơi hạ giới. Với tầm quan trọng của nó, có khá nhiều đề tài, tư liệu nghiên cứu về thác này từ nguồn gốc tên gọi Cam Ly, đến những truyền thuyết và các câu chuyện cực kỳ lý thú liên quan đến nó. Một trong những điều làm cho thác Cam Ly trở nên đặc biệt có lẽ là vị trí của thác. Bình thường, để khám phá thác, sông, suối với cảnh quan đẹp thường phải đi xa trung tâm một chút. Nằm ngay cạnh sự nhội nhịp của khu dân cư đông đúc, thác Cam Ly làm cho người ta đôi khi cảm tưởng như chỉ cần vài bước chân là đã có thể rời khỏi sự nhộn nhịp ấy và hòa mình ngay vào không gian bình yên đầy chất thơ của thiên nhiên kỳ vỹ, điều này đã tạo niềm hứng khởi và say mê lớn lao cho bao người.

    Theo dòng chảy của thời gian và sự phát triển du lịch của một trong những thành phố thơ mộng nhất vùng cao nguyên, nhiều ngọn thác đã được khai phá và đầu tư phục vụ du lịch, nhưng khu du lịch Đà Lạt ngắm thác Cam Ly vẫn trầm lắng và giữ nguyên vẻ kiều diễm nền nã của mình như vốn có. Sự nền nã ấy qua thời gian vẫn luôn đủ sức lôi cuốn và níu giữ những bước chân lãng du trên hành trình khám phá cái đẹp của thế giới tự nhiên đầy hấp dẫn.

    Cam Ly là do biến âm của K’Mly, tên một vị tù trưởng của bộ tộc K’Ho, được bộ tộc này chọn làm tên vùng đất từ sau khi ông qua đời để ghi nhớ công lao. Thác Cam Ly tuy không hùng vĩ như những thác nước khác ở Đà Lạt, nhưng nó vẫn có vẻ đẹp riêng, không lẫn vào đâu được. Phía trên thác có một chiếc cầu bắc ngang qua suối, du khách có thể lên cầu để ngắm nhìn rõ hơn dòng thác đổ. Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ, rực rỡ quanh năm.

    upload_2017-8-21_21-57-7.jpeg
    Những chú ngựa đưa khách thăm quan Thác Cẩm Ly

    Chung quanh thác là những công trình kiến trúc tráng lệ, được bố trí rất hài hoà với thiên nhiên. Du khách cũng có thể ngồi lặng lẽ hàng giờ trên các mỏm đá nhẵn bóng giữa dòng thác để lắng tai nghe tiếng nước chảy rì rào, thả cặp mắt mơ màng, tìm kiếm những nhánh hoa tím mảnh mai mọc cheo leo trên vách thác.

    [​IMG]
    Khu công trình vui chơi, giải trí tráng lệ tại thác Cẩm Ly

    Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30m. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ…Hình ảnh của Cam Ly được giới thiệu trong tạp chí “Revue indochine” và kể cả một số báo chí của Pháp trước đây.



    Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

    [​IMG]
    Những Tảng đá to nhẵn bóng có khắc tên "Cam Ly " thật ấn tượng

    [​IMG]
    Dòng nước ào ào từ trên cao đổ xuống khiến du khách có cảm giác khó tả
     
  7. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Ga xe lửa Đà Lạt ở đâu? Cách trung tâm thành phố khoảng 3km theo hướng đi công viên Yersin. Địa chỉ ga xe lửa Đà Lạt ở số 01 Quang Trung, phường 10, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Đây là địa điểm tham quan thú vị mà bạn không nên bỏ qua khi được đặt chân đến với thành phố Đà Lạt vì đây là ga xe lửa cổ nhất còn lại ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Ga xe lửa Đà Lạt
    Ga xe lửa Đà Lạt ở đâu của Trại Mát? Hiện tại ga xe lửa ở Đà Lạt chỉ còn tuyến Đà Lạt – Trại Mát với chiều dài tuyến 7km, hỗ trợ cho du khách đi tham quan khám phá phố núi Đà Lạt, sau đó kết hợp tham quan chợ Trại Mát hoặc tham quan chùa Linh Phước ( hay còn gọi là chùa Ve Chai). Đến ga xe lửa Đà Lạt Trại Mát, từ đây bạn đi bộ khoảng 5 phút là đến chợ Trại Mát và chùa Linh Phước. Đến đây bạn sẽ có khoảng 30 phút để tham quan những nơi này trước khi trở lại tàu về lại ga Đà Lạt, hoặc bạn có thể lựa chọn đi một chiều xe lửa và chiều về thì mình sẽ tự túc bằng một phương tiện khác.



    [​IMG]
    Bản đồ ga xe lửa Đà Lạt
    Ga xe lửa ở Đà Lạt là một trong những điểm tham quan thu hút khách du lịch, là một nơi thật sự rất đáng để bạn phải ghé qua dù chỉ một lần khi bạn đến với Đà Lạt.


    Cơ sở lưu trú Nhật Mai nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm thành phố Đà Lạt, Cách chợ Đà Lạt 10 phút đi bộ. Khách sạn ngay trên đường lớn thuận tiện cho việc di chuyển.

    Hiện tại cơ sở Lưu trú Nhật Mai
    Có 2 loại phòng
    Phòng đôi giá: 340.000 đ /ngày / 4 người
    Phòng đơn giá: 200.000 đ /ngày / 2 người


    [​IMG]
    Nhật Mai Hotel cách chợ Đà Lạt. 10-11 Phút đi bộ

    liên hệ đặt phòng ngay
    ĐT: 0916 6333 93 - 0937 5216 33 (gặp A. Tuấn)
    Nhật Mai Hotel
    : 136 Đường 3/2 - Đà Lạt
     
  8. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    HU DU LỊCH SUỐI VÀNG SUỐI BẠC ĐÀ LẠT – VẺ ĐẸP CỦA “ĐÀ LẠT THỨ HAI”
    Đà Lạt không chỉ có Langbiang huyền thoại, Thung Lũng Tình Yêu thơ mộng, Vườn hoa Thành Phố đầy màu sắc…mà còn có Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt với tập hợp nhiều vẻ đẹp của thành phố sương mù, một điểm du lịch lý tưởng như rừng thông lộng gió, suối hồ cùng những thảm cỏ xanh..tạo cảm giác yên bình cho người thưởng ngoạn.

    Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt nằm tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 19km. Đường đi Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt khá dễ dàng nhờ con đường trải nhựa thông thoáng, hai bên đường là hàng thông thẳng tắp chạy đến cuối chân trời. Từ trung tâm Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng bắc đến Tùng Lâm, sau đó rẽ trái và đi thêm 12km nữa để đến với Suối Vàng. Hẳn là nơi đây có vẻ đẹp gì đó rất đặc biệt nên năm 1893 bác sĩ Yersin đã reo hò khi nhìn thấy cảnh đẹp này nên đã dự định xây dựng khu nghĩ dưỡng. Khu du lịch Suối Vàng Suối BạcĐà Lạt như một sơn nữ đang độ xuân thì uốn lượn quanh những đồi thông và những bãi cỏ xanh mướt.

    [​IMG]
    Suối Vàng uốn lượn qua các đồi thông, thảm cỏ
    Tên Suối Vàng nghe thật đặc biệt, có lẽ dòng nước của con suối này có nhiều vàng sa khoáng nên nó có tên như vậy chăng? Suối Vàng gồm2 hồ lớn là hồ Ankroet ở phía dưới và hồ Dankia ở phía trên. Xa xa là những đồi thông xanh chạy dài đến chân núi Langbiang Đà Lạt, nơi có nhiều cư dân đồng bào người Lát sinh sống. Năm 1943, nơi đây tự hào khi nhà máy thuỷ điện Ankroet được xem là công trình thuỷ điện đầu tiên của cả nước. Đáng nói hơn cả, nơi đây có nhà máy lọc nước rất hiện đại, cung cấp 20 triệu mét khối nước mỗi năm cho dân cư Đà Lạt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.

    [​IMG]
    Đập nước Ankroet tại Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt
    [​IMG]
    Những chiếc cầu bắc qua Suối Vàng tại Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt
    Đến đây, bạn cảm nhận một không gian yên bình với dòng nước hiền hoà trôi, những ngọn đồi thông xanh in bóng trên mặt nước, những chiếc cầu bắc ngang dòng suối để du khách dễ dàng có những góc nhìn gần hơn với cảnh đẹp hiếm có này.

    Sáng sớm, sương mù quyện với hơi nước là là trên mặt hồ tạo nên một không gian mờ ảo đến ngây ngất lòng người. Cảnh đẹp và bình yên là vậy nhưng Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt vẫn đang dừng ở mức độ là điểm đến tiềm năng, còn khá hoang sơ nên chưa thu hút được nhiều du khách.

    [​IMG]
    Bãi cỏ xanh mướt bên mặt hồ phẳng lặng tại Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt
    [​IMG]
    Bãi cỏ xanh dưới hàng thông toả bóng mát phù hợp cho du lịch sinh thái tại Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt
    Khu du lịch Suối Vàng Suối Bạc Đà Lạt là một thắng cảnh rất đẹp nhưng chưa được khai thác hết vẻ đẹp sẵn có mà thiên nhiên ban tặng. Bởi vậy hiện nay Thành phố Đà Lạt đã được chính phủ duyệt kế hoạch xây dựng nơi đây thành khu du lịch tổng hợp lớn nhất nước ta có kinh phí xây dựng 730 triệu đô la Mỹ với nhiều khách sạn nghĩ dưỡng cao cấp cùng các hoạt động vui chơi hấp dẫn như cưỡi ngựa, golf, casio đẳng cấp quốc tế…. Hy vọng với tương lai không xa, “Đà Lạt thứ hai” này sẽ thu hút nhiều hơn du khách trong và ngoài nước đến đây tìm những phút giây yên bình bên hồ nước trong xanh và những đồi thông lộng gió cùng trải nghiệm những hoạt động giải trí hiện đại bậc nhất. Nơi đây chắc chắn sẽ trở thành “điểm du lịch Vàng” của cả nước trong tương lai không xa.

    Cơ sở lưu trú Nhật Mai nằm ở vị trí thuận lợi, trung tâm thành phố Đà Lạt, Cách chợ Đà Lạt 10 phút đi bộ. Khách sạn ngay trên đường lớn thuận tiện cho việc di chuyển.

    Hiện tại cơ sở Lưu trú Nhật Mai
    Có 2 loại phòng
    Phòng đôi giá: 340.000 đ /ngày / 4 người
    Phòng đơn giá: 200.000 đ /ngày / 2 người


    [​IMG]
    Nhật Mai Hotel cách chợ Đà Lạt. 10-11 Phút đi bộ

    liên hệ đặt phòng ngay
    ĐT: 0916 6333 93 - 0937 5216 33 (gặp A. Tuấn)
    Nhật Mai Hotel : 136 Đường 3/2 - Đà Lạt

    Gọi điện đặt phòng trước để đảm bảo phòng khách sạn có thể sắp xếp giữ phòng cho bạn. Theo kế hoạch lịch trình du lịch khám phá của bạn tại Đà lạt.

    Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách tại Nhật Mai
     
  9. NHATMAIHOTEL

    NHATMAIHOTEL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    6/7/17
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    DINH BẢO ĐẠI

    GIỚI THIỆU DINH BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT
    Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II, Dinh III. Trong đó Dinh III là nơi được đông đảo du khách tham quan nhất vì đây là nơi sinh thời Vua Bảo Đại sống, sinh hoạt và làm việc và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong các dinh của Bảo Đại tại Thành Phố Đà Lạt.

    • DINH I
    Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.
    [​IMG]
    Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm
    [​IMG]
    Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.
    Khi xây dựng Dinh người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh .

    Hiện nay Dinh 1 Đà Lạt mới đưa tu sửa lại và đưa vào phục vụ du lịch từ tháng 9/2015 với 1 dự án đầu tư lên tới 700 tỷ đồng.

    • DINH II
    Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
    Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
    [​IMG]
    Từ ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn.
    Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 trở thành nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong bối cảnh chính trị đầy bất trắc, ông đã chọn Dinh II0 làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và đã cho tu bổ xây dựng thêm các đường hầm bí mật trên tận sườn đồi theo hướng Đông-Nam và Tây-Bắc phòng khi có đảo chánh.

    • DINH III
    Dinh III là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại (Dinh Bảo Đại), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam.

    Nằm trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Tp. Ðà Lạt 2km về hướng Tây Nam trên một đồi thông cao 1539 m. Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Ðại được xây dựng từ năm 1933 – 1937. Biệt điện có 25 phòng ngủ, 2 tầng lầu. Tầng trệt dùng làm nơi hội họp, yến tiệc. Căn phòng làm việc của Vua Bảo Ðại với những ấn tín quân sự, ngọc tỉ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bán thân của Vua Bảo Ðại và Vua Khải Ðịnh.

    [​IMG]

    Dinh III là tên gọi để chỉ biệt điện của vua Bảo Đại (Dinh Bảo Đại), vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn, đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ 1948 rồi thành lập “Hoàng triều cương thổ” vào 1950, nơi đây còn được gọi là biệt điện Quốc trưởng.

    [​IMG]


    Dinh III Bảo Đại trên Youtube

    Công trình được xây dựng trong khoảng từ năm 1933 đến năm 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Dinh III được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Ân và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng.

    Dinh được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương.


    [​IMG]

    Chân dung Vua Bảo Đại

    Về hình thức kiến trúc, Dinh III cũng là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở châu Âu. Điểm đáng lưu ý ở đây là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ theo kiểu vườn hoa ở các cung điện của Pháp, bố cục theo hình kỷ hà.

    [​IMG]

    [​IMG]


    Tại đây trồng nhiều cây cảnh được cắt tỉa đẹp, những cụm hồng quý nở quanh năm theo những bố cục đối xứng qua hai trục. Có một bồn hoa rộng phía trước dinh được chăm sóc chu đáo. Những con đường đi dạo nhỏ quanh dinh nằm ẩn mình dưới những tán lá thông, xen kẽ giữa các đám cỏ xanh.


    [​IMG]

    Ngai vàng của Bảo Đại đặt tại Dinh III

    Tương tự như dinh II, dinh III cũng là một công trình đồ sộ với hệ thống mái bằng, các mảng - khối được bố cục cân đối nhưng không đối xứng một cách cứng nhắc. Phía trước sảnh chính cũng có mái hiên đưa ra che vị trí đậu xe. Tầng trệt là phòng khách, các phòng làm việc, văn phòng của vua Bảo Đại, thư viện, các phòng giải trí và một phòng ăn lớn.

    Đặc biệt, các phòng làm việc đều được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc, các không gian trong và ngoài liên hệ với nhau qua các cửa đi và cửa sổ bằng kính khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hòa giữa kiến trúc và thiên nhiên.

    [​IMG]

    Phòng làm việc của Bảo Đại

    Toàn bộ tầng hai được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng sinh hoạt, các phòng ngủ của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương, các công chúa và hoàng tử. Từ phòng ngủ của vua Bảo Đại có một cửa ra sân thượng còn gọi là Vọng Nguyệt Lầu. Đứng ở đây có thể ngắm nhìn vườn hoa, đường đi dạo, đồi thông và cả thung lũng phía xa xa. Ván gỗ vẫn là vật liệu chính để ốp cầu thang, sàn lầu và làm các vật dụng nội thất của dinh. Dinh III là một công trình kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc biệt của nước ta.

    [​IMG]

    Có thể thấy rằng, tất cả các dinh thự đều được nằm ở vị trí trên đỉnh đồi cao, chiếm một diện tích lớn với rừng thông bao phủ xung quanh. Công trình kiến trúc chỉ là một điểm nhấn nhẹ nhàng, thấp thoáng giữa cây cỏ, thiên nhiên. Như vậy, tất cả các dinh thự ở Đà Lạt tuy ảnh hưởng của những hình thức kiến trúc khác nhau nhưng đều có giá trị và đặc biệt là sự hòa hợp với yếu tố tự nhiên, vừa tận dụng vừa tôn tạo thêm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.
     
  10. Thoanguyen

    Thoanguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/5/15
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Đồi cỏ hồng tuyệt đẹp như khung trời Âu giữa Đà Lạt mộng mơ
    Những ngày đầu đông tháng 11, nhiều bạn trẻ rủ nhau đến Đà Lạt chụp ảnh với đồi cỏ hồng đẹp như khung cảnh lãng mạn ở châu Âu.

    [​IMG]
    Từ thành phố Đà Lạt, bạn đi theo hướng đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương về ngã ba Trại Mát, rẽ tay trái qua làng hoa Thái Phiên. Bạn đi tiếp xuống khoảng 2 km nữa sẽ thấy đồi cỏ hồng tuyệt đẹp trong những ngày đầu đông này. Ảnh: Punt Mai.

    [​IMG]


    Cỏ hồng là loài cỏ dại thường mọc thành cụm. Đà Lạt được mệnh danh là thành phố mờ sương. Sáng sớm, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp trắng xóa của cỏ hồng như những bông tuyết đang trải thảm trên mặt đất. Ảnh: Punt Mai.



    [​IMG]

    [​IMG]
    Khi mặt trời lên, cỏ bắt đầu chuyển sang màu tím hồng nhẹ, đủ quyến rũ những bước chân khó tính nhất. Hãy thử đi chân trần trên những bông tuyết này, bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh tê buốt của những giọt sương





    Ảnh: Punt Mai.

    [​IMG]
    Bên cạnh vẻ đẹp rực rỡ mênh mông của đồi cỏ, bạn cũng dễ bắt gặp những chú ngựa đang gặm cỏ bên hồ Suối Vàng. Cảnh đẹp nao lòng như khung trời Âu giữa Đà Lạt mộng mơ hấp dẫn nhiều du khách đam mê chụp ảnh. Ảnh: Anh Tuấn.




    [​IMG]
    Tiết trời đầu đông se lạnh thích hợp cho cỏ hồng mọc nhiều trong thung lũng, ven hồ, bên sườn đồi như Trại Mát, Suối Vàng, làng hoa Thái Phiên... Ảnh: Anh Tuấn.

    [​IMG]
    Sáng sớm, bạn thử đi đôi chân trần trên những bông tuyết này, bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh tê buốt của những giọt sương. Ảnh: Punt Mai.

    [​IMG]
    Đồi cỏ hồng lãng mạn trong buổi sáng bình minh. Ảnh: Punt Mai.

    [​IMG]
    Đồi cỏ mênh mông được bao quanh bởi cánh rừng thông xanh mát mẻ, đẹp làm say đắm lòng người. Ảnh: Phan Văn Cương.
     

Chia sẻ trang này